a. Thành phần và tác dụng
Lạc là loại hạt giàu dinh dưỡng, chứa khoảng 26% protein, gấp đôi lúa mì, gấp 3 lần gạo tẻ. Lạc giàu chất béo, chứa khoảng 40%, trong đó chủ yếu là các axit béo chưa no gồm: axit dầu, axit lạc, axit dầu cọ, chất béo glyxerin, tạo thành dầu thực vật cần thiết trong ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, trong lạc còn chứa vitamin C, các chất khoáng, canxi, lân, sắt.
Nhiệt lượng mà lạc cung cấp cao hơn các loại thực phẩm khác. Lạc so với sữa cao 20%, so với trứng gà cao hơn 40%. Ngoài ra các chất vitamin B₂, canxi, lân, đều cao hơn sữa, trứng gà và thịt. Chất lân, vitamin, axit amin, kiềm mật đều cao.
Protein trong lạc có chứa axit amin mà cơ thể cần thiết, tỷ lệ sử dụng đạt được trên 98%, trong đó axit amin có thể ngăn cơ thể sớm lão hoá và nâng cao trí lực cho trẻ, axit amin ngũ cốc và axit amin thiên môn đông, có thể thúc đẩy tế bào não phát triển và làm tăng trí nhớ.
Theo nghiên cứu, trong dầu lạc chứa nhiều vitamin E, có khả năng phân giải cholesterol thành axit mật, có tác dụng thúc đẩy bài tiết, nên không những hạ được cholesterol trong máu, phòng phát sinh bệnh xơ cứng động mạch và động mạch vành, mà còn có tác dụng ngăn da lão hoá và giữ cho da đẹp. Chất béo trong dầu lạc, có thể giúp tế bào não phát triển giữ cho mạch máu khỏi xơ cứng, không những thế, chất kiềm trong đó còn ngăn được công năng não suy thoái, tăng được trí nhớ. Vì vậy lạc thích hợp với mọi người, đặc biệt là người bị bệnh tim mạch nên thường xuyên sử dụng.
- Cơ thể hư nhược, thiếu máu, hồng cầu giảm: Dùng nhân lạc (để cả màng vỏ), đại táo, quế viên, cùng nấu lên ăn.
- Thiếu sữa, táo bón sau khi sinh: Dùng nhân lạc hầm với chân giò lợn để ăn.
- Viêm thận mạn tính: Dùng nhân lạc, đậu tằm sống rang với đường đỏ để ăn; hoặc nhân lạc nấu với hồng táo, sắc thành nước uống.
- Phù nề do thiếu dinh dưỡng: Nhân lạc, cá trắm, cho thêm một ít rượu hầm nhừ để ăn.
- Cao huyết áp: Nhân lạc trộn giấm, để ăn.
- Mất tiếng: Sắc nhân lạc uống với mật ong.
- Đau buốt lưng, cúi người khó khăn: Hầm nhân lạc với đuôi lợn (hoặc đuôi bò) lấy nước uống.
- Chân mềm yếu, vô lực: Nhân lạc hầm chân gà, cho thêm muối, dầu ăn làm canh ăn.
- Người già thận hư, tiểu tiện đỏ, ít: Dùng nhân lạc (để cả màng ngoài) hàng ngày luộc ăn hoặc sắc vỏ lạc với hồng táo để uống.
- Chân phù thũng vô lực: Nhân lạc (để cả màng ngoài), tỏi, trần bì cùng nấu thành canh ăn thay cơm.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Xem thêm: Nhuận Tràng và Tẩy - Lạc
Nhận xét
Đăng nhận xét