Dùng lá, hoa của cây hương nhu tía Ocimum sanctum L. và cây hương nhu trắng - Ocimum gratissimum L. Hạ Hoa môi Lamiaceae.
Tính vị: vị cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh phế và vị.
- Giải cảm, kể cả cảm hàn và cảm nhiệt, sốt cao hoặc có rét, đầu và mình đau nhức, nặng nề, mồ hôi không ra. Có thể dùng lá hoặc cành mang hoa hãm riêng hoặc hãm với lá chè xanh mà uống. Hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong bài hương nhu ẩm hương nhu, hậu phác mỗi thứ 12g, về mùa hạ đau đầu, có thể dùng cành có hoa của hương nhu băng vào vùng trán, vùng đỉnh hoặc vùng thái dương.
- Hoá thấp kiện vị: khi ăn phải các thức ăn sống lạnh (thường vào mùa hè), dẫn đến đau bụng, với các triệu chứng thượng thổ, hạ tả, có thể sắc nước hương nhu với tô diệp và vỏ cây với mà uống.
- Lợi niệu, tiêu phù thũng, đặc biệt là phù ở mặt, dùng phương sau, hương nhu 12g, bạch mao căn 40g, ích mẫu 16g.
- Sát khuẩn: dùng nước sắc của hương nhu để rửa vết thương hoặc mụn nhọt lở loét, ngứa. Tinh dầu hương nhu có tác dụng sát khuẩn răng miệng.
- Làm lên tóc: lá tươi lấy dịch cốt bôi vào chỗ sẹo tóc sẽ mọc nhanh, trường hợp rụng tóc thì nấu nước lá và hoa để gội đầu.
Liều dùng: 4 - 12g.
Kiêng kỵ: những người biểu hư, mồ hôi nhiều không nên dùng.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: khi bài tiết qua can thân, tinh dầu của hương nhu có tác dụng làm giãn mạch máu ở thận, sung huyết, làm áp lực lọc ở thận tăng lên, gây tác dụng lợi niệu. Điều đó chứng minh tác dụng lợi niệu của vị thuốc.
- Tác dụng kháng khuẩn: hương nhu có tác dụng ức chế một số ví khuân B. subtilis, Staphylo. aureus. Tinh dầu có tác dụng diệt lỵ amip (Nguyên Đức Minh).
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: Chữa Cảm Sốt - Hương Nhu
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - HƯƠNG NHU TÍA
Xem thêm: CÂY HOA CÂY THUỐC - HƯƠNG NHU
Nhận xét
Đăng nhận xét