Dùng toàn cây, cả quả của cây mùi Coriandrum sativum L. Họ Hoa tán - Apiaceae.
Tính vị: vị cay, tính ấm.
Qui kinh: vào 2 kính phế và vị.
- Làm cho sởi mọc, dùng khi trẻ em mắc bệnh sởi mà rất khó mọc ra; có thể dùng cây mùi tươi 50g cho vào 500ml nước lã đun tới sôi giữ 5 phút, đợi lúc nước ấm lấy vải thấm nước đó, lau trên tay và chân, sau đó lau toàn thân (tránh gió khi lau). Hoặc dùng 8-12g quả mùi sắc uống. Cũng có thể dùng 4g quả mùi, giã nhỏ cho vào ít nước nóng hoặc ít rượu 30° quấy đều. Dùng vải thấm dịch này và tiến hành thao tác như trên. Có thể dùng chữa bệnh sởi bằng cách sắc nước cây mùi tươi uống hàng ngày, dùng từ 7-10 ngày.
- Kiện vị, tiêu thực: dùng trong trường hợp cảm mạo, phong hàn rồi dẫn đến tiêu hoá không tốt: đầy bụng, đau bụng. Trường hợp thực tích dẫn đến ợ hơi, đau dạ dày, dùng hạt mùi và hạt cải củ, bằng lượng nghiền mịn, uống 3-4g trong ngày, ngoài ra còn dùng quả mùi 8g sao thơm tán nhỏ uống để chữa bệnh ỉa chảy, hoặc lấy hạt đốt xông khói chữa thoát giang.
- Lợi tiểu tiện: rau mùi 40g, rễ vông vang 40g, nước 150ml, sắc còn 50ml, thêm 40g hoạt thạch. Quấy đều uống 3 lần trong ngày, trong trường hợp tiểu tiên bí tắc.
- Giải độc sát khuẩn: hạt mùi tán nhỏ, chế thành dạng thuốc mỡ, trị bệnh viêm đa có mủ, làm hết mùi hôi thối và nhanh lên da non. Hạt mùi còn được dùng làm thuốc chữa rắn cắn.
Liều dùng: 4 - 8g.
Kiêng kỵ: khi sởi đã mọc ra ngoài, hoặc dạ dày bị loét thì không nên dùng mùi.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Rau Mùi
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MÙI
Xem thêm: CÂY RAU CÂY THUỐC - MÙI
Nhận xét
Đăng nhận xét