Vị thuốc chính là cây quả ngưu bàng; ngoài ra còn dùng các bộ phận khác như họa, lá, rễ của cây ngưu bàng Arctium lappa L. họ Cúc Asteraceae. Cây mọc hoang ở một số tỉnh miền núi nước ta.
Tính vị: vị cay, đắng, tính hàn.
Công năng chủ trị:
- Giải cảm nhiệt, dùng khi phong nhiệt phạm biểu, gây sốt, miệng khô khát, ho khan viêm amiđan, khạc ra đờm vàng đặc, có thể dùng ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g sắc uống.
- Giải độc, làm cho sởi mọc. Ngoài ra còn dùng đối với dị ứng; có thể phối hợp với kinh giới, cát căn, bạc hà, liên kiều. Dùng lá ngưu bàng đắp vào nơi sưng tấy, mụn nhọt để tiêu viêm, trừ mủ, giảm đau. Có thể dùng hoa dưới dạng thuốc hãm, rễ dưới dạng thuốc sắc, để chữa mụn nhọt, giảm đau, chữa trĩ, chữa viêm thận và lao da.
- Nhuận tràng, thông tiện: dùng trong các trường hợp táo do viêm họng có sốt.
Liều dùng: 4 - 12g.
Kiêng kỵ: những người tỳ hư, tiết tả, không nên dùng.
Chú ý:
- Lá ngưu bàng dùng đắp chữa mụn nhọt.
- Rễ nhiều bột có thể làm thức ăn.
- Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc ngưu bàng tử có tác dụng ức chế tụ cầu vàng và một số nấm ngoài da.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: Chữa Cảm Sốt - Ngưu Bàng
Nhận xét
Đăng nhận xét