Dùng sừng của các con tê giác; tê giác 1 sừng - Rhinoceros desmarest; loại 2 sừng Rhinoceros bicormis L. Họ Tê giác - Rhinocerotidae.
Tính vị: vị đắng, chua, mặn, tính hàn.
Công năng chủ trị:
- Thanh nhiệt lương huyết, thuốc có vị đắng mặn, tính hàn có thể nhập vào phần huyết để thanh trừ huyết nhiệt; dùng đối với bệnh nhiệt đã nhập vào phần dinh, phần huyết, hoả thịnh thiêu đốt, gây cuồng nhiệt, nói mê sảng, thường phối hợp với hoàng liên, liên kiều, sinh địa, huyền sâm... Trong bài thanh dinh thang, cũng còn được dùng khi sốt cao của bệnh viêm não B.
- Thanh nhiệt giải độc: dùng khi rắn độc cắn.
- Chỉ huyết: thuốc có tác dụng làm mất máu, thanh nhiệt lương huyết, dùng khi thổ huyết, nục huyết, phát ban, xuất huyết dưới da, phối hợp với sinh địa, mẫu đơn bì, xích thược (trong bài tê giác địa hoàng).
- Tráng thận thuỷ và thanh tâm hoả: làm cho tâm thận tương giao, âm dương cân bằng, tâm thần thanh thản, dùng tốt cho người tâm phiền, bồn chồn mất ngủ.
Liều dùng: 2-50g, dùng dưới dạng thuốc sắc, hoặc mài với nước cho uống. Khi sốt cao có thể mài lấy dịch thuốc mà bôi vào thái dương hoặc vào trán.
Kiêng kỵ: những người không có thực nhiệt không nên dùng, người có thai khi dùng phải thận trọng. Khi dùng cần kiêng muối ăn. Có thể dùng sừng trâu, bò để thay thế, song mức độ thanh nhiệt kém, do đó dùng liều cao 40-150g mỗi lần, dưới dạng thuốc sắc.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: tê giác có tác dụng cường tim đối với tim suy nhược. Đối với mạch máu lúc đầu gây co mạch tạm thời, sau đó giãn mạch rõ rệt. Cho nên về huyết áp lúc đầu thấy tăng sau hạ.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Nhận xét
Đăng nhận xét