Là rễ cây lau Phragmites cominunis (L) Trin. Hoặc đoạn thân sắt gốc cũng có thể dùng làm thuốc. Họ lúa - Poaceae.
Tính vị: vị ngọt, tính hàn.
Công năng chủ trị:
- Thanh nhiệt sinh tân dịch, lợi niệu. Thuốc có vị ngọt có thể sinh tân dịch. Tính hàn có thể thanh nhiệt, có khả năng lợi niệu để bài trừ nhiệt thông qua tiểu tiện, dùng đối với bệnh nhiệt, tâm phiền, miệng khát, tiểu tiện ngắn đỏ, có thể phối hợp với đạm trúc diệp, mạch môn đông. Nếu tân dịch thương tổn, có thể dùng dịch ép của lô căn tươi cùng với mạch môn.
- Thanh phế nhiệt: dùng trong trường hợp phong thấp phạm phế nhiệt sinh ho, có thể phối hợp với kim ngân, liên kiều, tang diệp. Cúc hoa, còn dùng để trị phế có mủ, phối hợp với ý dĩ, đào nhân, hạt bí đao.
- Thanh trừ nhiệt ở vị, làm hết nôn: dùng với trường hợp vị nhiệt gây nôn lợm, nấc, có thể phối hợp với trúc nhự, tỳ bà diệp.
Liều dùng: 4 - 16g.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: thân và rễ lô căn có tác dụng giống nhau, nhưng lực thanh phế của thân mạnh hơn so với rễ. Có tác dụng hoà tan sỏi mật, có thể trị hoàng đản và viêm khớp cấp tính.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Nhận xét
Đăng nhận xét