Là nhân của hạt quả mơ - Prunus armeniaca L. Họ Hoa hồng - Rosacene.
Tính vị: vị đắng, tính ấm.
Công năng chủ trị:
- Ôn phế chỉ khái, dùng với bệnh ho hàn, đàm trắng loãng.
- Làm thông phế, bình suyễn, dùng đối với bệnh viêm khí quản, ho, khí quản suyễn tức; dùng bài Hạnh tô tán: hạnh nhân 8g, tô diệp, cát cánh, chỉ xác, trần bì, táo 3 quả, sắc uống.
- Nhuận tràng thông tiện: dùng cho các chứng đường tiên hoá khô ráo, đại tiện bí kết, do tân dịch không đủ.
Liều dùng: 4 - 12g.
Kiêng kỵ: những người ỉa chảy không nên dùng, do có chất độc (HCN) cho nên lượng dùng không nên quá nhiều, không dùng cho trẻ con.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: amygdalin và glycozid trong hạnh nhân; qua đường tiêu hoá bị dịch vị hoặc bị men emulsin thủy phân, sản sinh ra HCN, sau khi hấp thu, nó ức chế men oxy hoá, khi nồng độ thấp nó làm giảm hàm lượng tiêu hao oxy của tổ chức, vì nó ức chế việc chuyển hoá oxy ở động mạch chủ và động mạch cổ làm cho hô hấp sâu, kích thích phản xạ, khiến cho đàm dễ long ra; đó là cơ chế trừ ho, trừ đàm của hạnh nhân. Nếu dùng quá liều sẽ làm cho bị ngất là do thần kinh trung khu bị tổn thương, xuất hiện đau đầu buồn nôn, tim loạn nhịp. Thuốc còn có tác dụng hạ huyết áp ở mèo.
- Khi dùng cần qua chế biến: bỏ vỏ sao vàng hoặc để cả vỏ sao.
- Phạm Xuân Sinh, Hoàng Kim Huyền thấy hạnh nhần có tác dụng chống ho trừ đàm tốt trên chuột thực nghiệm.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: CHỮA HO HEN - Cây Mơ
Xem thêm: TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - HẠNH NHÂN
Nhận xét
Đăng nhận xét