Dùng lá, rễ hoặc vỏ rễ của cầy mỏ quạ Cudrania cochinchinensis (Lour). Họ Dâu tằm Moraceae.
Tính vị: vị đắng, riêng lá có vị đắng hơi cay tê. Tính hơi mát.
Công năng chủ trị:
- Thanh phế chỉ khái dùng với bệnh ho ra máu do lao.
Rễ mỏ quạ 40gBách bộ 12gCũng có thể dùng riêng rễ mỏ quạ sao đen sắc lấy nước, thêm chút đường cho dễ uống; cách 4 giờ uống một lần, ngày 3 lần.
- Khử phong chỉ thống: dùng trong trường hợp phong thấp, đau lưng, chân tay đau mỏi, dùng rễ mỏ quạ tươi, trích với rượu, sắc uống, có thể phối hợp với cẩu tích, cốt khí, dây đau xương, lá lốt.
- Tiêu độc trị mụn nhọt: rễ mỏ qua, giã nát đắp vào chỗ mụn sẽ làm tiêu hết mủ, giảm đau. Ngoài rễ còn dùng lá bánh tẻ thì tốt hơn, chế dưới dạng cao, có tác dụng chống viêm, chống thối các vết thương phần mềm; có thể phối hợp với lá bòng bong, hiệu quả sẽ tăng lên; vết thương chóng lên da non, chóng liền miệng.
Liều dùng: 40 - 80g (rễ); 20 - 40g (lá).
Chú ý:
- Nguyễn Thị Hiển, Lê Khánh Trai xác định trong lá mỏ quạ có các nhóm chức flavonoid và coumarin. Các chiết phẩm của lá mỏ quạ có tác dụng kháng sinh ở mức độ vừa, song có khả năng tăng cường thực bào, tăng cường chuyển dạng lympho bào. Nguyễn Như Oanh cho rằng cao mỏ quạ cho kết quả tốt và rất kinh tế với những vết thương phần mềm và các lỗ rò. Cơ chế chống viêm của mỏ quạ được Ngô Văn Thông xác định là thành phần flavonoid, thông qua cơ chế hoạt hoá men protease men ascorbaloxydase.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Cây Mỏ Quạ
Nhận xét
Đăng nhận xét