Là chất quặng, có thành phản là HgS, cho nên khi sử dụng không nên dùng lửa sao trực tiếp vì HgS sẽ phân tích cho Hg nguyên tố gây độc với cơ thể bệnh nhân. Trong chế biến người ta dùng phương pháp thủy phi để tạo ra dạng bột mịn.
Tính vị: vị ngọt. Tính hơi hàn, có độc.
Công năng chủ trị:
- Trấn tâm an thần, dùng khi tinh thần bất an, tâm thần bất thường, biểu hiện tim đập loạn, hồi hộp, mất ngủ. động kinh, điên giản. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với thạch xương bồ; boặc phối hợp với băng phiến, thiềm tô, xạ hương... trong bài lục thần hoàn. Khi uống có thể lấy dịch thuốc sắc của các vị thuốc khác rồi hoà bột chu sa vào quấy đều.
- Giải độc: dùng khi tâm hoả, miệng lưỡi lở, phồng dộp, dùng ngoài trị mụn nhọt, thũng độc.
Liều dùng: 0,4 - 2g.
Chú ý:
- Không nên dùng quá liều để tránh ngộ độc.
- Tác dụng dược lý: chu sa ức chế sự hưng phấn của trung khu thần kinh ở đại não; do đó có tác dụng trấn kinh gây ngủ, chống co giật, kéo dài giấc ngủ của thuốc ngủ barbituric.
- Tác dụng kháng khuẩn: chu sa có tác dụng diệt nấm ngoài da và ký sinh trùng.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Nhận xét
Đăng nhận xét