Là củ đã chế biến của cây hoài sơn Dioscorea persimilis Prain et Burk. Họ Củ mài Dioscoreaceae.
Tính vị: vị ngọt, tính bình.
Công năng chủ trị:
- Kiện tỳ, chỉ tả: dùng trong trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn uống kém, ỉa chảy. Trẻ con bị da vàng, bụng ỏng phối hợp với bạch truật.
- Bổ phế: dùng trong trường hợp khí phế hư nhược, hơi thở ngắn, người mệt mỏi; ngoài ra còn có tác dụng chỉ ho.
- Ích thận, cố tinh: dùng khi thân hư, dẫn đến mộng tinh, di tinh, tiểu tiện không cầm được; phụ nữ bạch đới. Ngoài ra còn dùng trong bệnh tiêu khát (bệnh đái đường), phối hợp với huyền sâm, cát căn, tang diệp. Đề cố tinh có thể dùng phương thuốc sau: hoài sơn 80g, thục địa 120g, khiếm thực 60g, thô phục 40g, đỗ trọng nam 60g, rễ cỏ xước 20g, rau má 100g, vỏ cây trang 30g (sao vàng), tầm gửi cây dâu 40g, tỳ giải 40g, tán bột, làm hoàn. Hoặc phối hợp với mẫu đơn bì, thục địa, bạch linh, trạch tả, sơn thù du để bổ thần âm.
- Giải độc, trị bệnh sưng vú, đau đớn: có thể dùng củ mài tươi giã nát đắp lên chỗ sưng đau.
Liều dùng: 12 - 40g.
Kiêng kỵ: những người có thực tà thấp nhiệt thì không dùng.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Hoài Sơn
Nhận xét
Đăng nhận xét