Dùng vỏ cây hậu phác - Magnolia officinalis Rehd et Wils. Họ Mộc lan - Magnoliaceae.
Tính vị: vì đắng, cay, tính ấm.
Công năng chủ trị:
- Hành khí hóa thấp giảm đau; dùng khi tỳ vị hàn thấp, ngực bụng khí trệ, đầy trướng, ăn uống không tiêu; có thể phối hợp với chỉ thực, đại hoàng trong bài hậu phác tam vật thang, hậu phác 12g, chỉ thực 8g, đại hoàng 12g.
- Giáng khí bình suyễn: dùng đối với bệnh đàm thấp ngưng đọng ở phế, ngực trướng đầy, bứt rứt khó chịu.
- Thanh tràng, chỉ lỵ: dùng chữa hoắc loạn, kiết lỵ.
Liều dùng: 4 - 12g.
Kiêng kỵ: những người cơ thể nhiệt, tân dịch không đủ, không dùng, tỳ vị suy nhược không nên dùng. Phụ nữ có thai không nên dùng.
Chú ý:
- Ngoài cây hậu phác nói trên, nhân dân còn dùng vỏ cây vối rừng Eugenia Jambolana Lamk. làm vị nam hậu phác. Công dụng giống hậu phác. Từ lá vối dùng chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, sát khuẩn, nụ vối sắc uống chữa lỵ, chữa ỉa chảy. Ngoài ra còn dùng giải cảm, trị sốt rét.
- Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc hậu phác có tác dụng ức chế cầu khuẩn viêm phổi, liên cầu khuẩn nhóm A, liên cầu khuẩn nhóm B, trực khuẩn lỵ, thương hàn, phó thương hàn, tụ cầu vàng, cùng khuẩn hoắc loạn. Từ lá vối, chiết bằng dung môi toluen, chất kháng khuẩn dưới dạng muối natri có tác dụng với Bacillus anthracis, B. subtilis, H.mycoides, coryneba otericum, diphteriae grans, Diplococcus pneumoniae.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Hậu Phác
Xem thêm: Từ Cây hoa DẠ HỢP đến vị thuốc HẬU PHÁC
Nhận xét
Đăng nhận xét