Là hạt quả vải Lichi chinensis Sonn. Họ Bồ hòn – Sapidaceae.
Tính vị: vị đắng, ngọt, chát, tính ấm.
Công năng chủ trị:
- Hành khí giảm đau: dùng đối với bệnh hàn tà thấp khí dẫn đến sán khí, hoặc đau bụng, phụ nữ bụng đau nhói như kim châm; dùng lệ chỉ hạch thái mỏng (sao đen) đại hồi (sao), hai vị lượng bằng nhau mỗi lần uống 4-8g, ngày 3 lần, uống với rượu nóng; dùng chủ yếu với chứng đau bụng dưới.
- Kiện vị, chỉ nôn: dùng hạt vải nướng chín, bóc vỏ, ăn chữa đau bụng, buồn nôn.
Liều dùng: 6 - 12g.
Chú ý:
- Cần chú ý, hạt vải rừng độc không dùng được.
- Tác dụng dược lý: chất L-a-metylxyclo propyl-glycine trong hạt làm giảm đường huyết của chuột từ 71-103mg/100ml xuống còn 57-35mng/100ml; khi tiêm dưới da liều 230-400mg/kg.
- Lệ chỉ hạch cần chế như sau: cắt bỏ rốn, gọt bỏ vỏ ngoài, thái mỏng, sao vàng.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng - Quả Vải
Xem thêm: NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Vải
Nhận xét
Đăng nhận xét