Dùng bộ phận trên mặt đất của cây cỏ nhọ nồi - Eclipta alba Hassk. Họ Cúc – Asteraceae.
Tính vị: vị ngọt, chua, tính mát.
Công năng chủ trị:
- Lương huyết chỉ huyết: dùng trong các trường hợp xuất huyết, thổ huyết, khái huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu; có thể dùng lá tươi rửa sạch, giã vắt lấy dịch mà uống hoặc sắc uống khi sốt xuất huyết, uống cỏ nhọ nồi có tác dụng hạ nhiệt, chỉ huyết, mỗi ngày uống 50-100g dịch nước cốt của cỏ nhọ nồi tươi, hoặc phối hợp với trắc bách sao, huyết dụ... khi có xuất huyết mà lại ứ huyết thì phối hợp với một số vị thuốc hoạt huyết và hành khí, cỏ nhọ nồi (sao đen) 20g, ngải cứu (sao đen) 16g, mần tưới (sao đen) 20g, nghệ (trích dấm) 20g, hương phụ (chế) 20g, tô mộc 16g; khi phụ nữ bị rong kinh thì giã lấy dịch uống. Khi chảy máu bên ngoài có thể giã nát thêm chút muối rồi đắp vào chỗ bị thương.
- Tư âm bổ thận, dùng khi thận hư, đau lưng, rầu tóc sớm bạc, cỏ nhọ nồi phơi khô tán bột, ngày 15g, uống với nước cơm.
Liều dùng: 4 - 12g.
Kiêng kỵ: người đại tiện lỏng, tỳ vị hư hàn không nên dùng.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: với liều 3g/kg chuột, tăng thời gian Quiek, rõ rệt; tăng trương lực của tử cung cô lập, tăng Prothrombin, không làm tăng huyết áp, không giãn mạch.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: CẦM MÁU - Cỏ Nhọ Nồi
Xem thêm: CỎ MỰC-Cây thuốc bổ gan, trị rắn cắn?
Xem thêm: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ MỰC
Nhận xét
Đăng nhận xét