Là rễ phơi khô của cây bạch thược Paeonia lactiflora Pall. Họ Mao lương – Ranunculaccae..
Tính vị: vị đắng, chua, tính hơi hàn.
Công năng chủ trị:
- Bổ huyết, cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu trong ruột, băng lậu, bạch đới, ra mồ hôi trộm, ra nhiều mồ hôi, phối hợp với long cốt, mẫu lệ, thục địa, lộc giác giao.
- Điều kinh dùng khi huyết hư, kinh nguyệt không đều, khi hành kinh đau bụng, phối hợp với hương phu, thanh bì, sinh địa.
- Thư cân (giãn cân), giảm đau, dùng đối với can khí uất kết dẫn đến đau bụng, đau ngực, chân tay co quắp, tả ly; dùng bạch thược, hoàng cầm mỗi thứ 12g, cam thảo 6g.
- Bình can, dùng trong các chứng đau đầu hoa mắt phối hợp với sinh địa, cúc hoa.
Liều dùng: 4 – 24g.
Chú ý:
- Vị thuốc phản lệ lô.
- Những người ngực đầy trướng không nên dùng.
- Tác dụng dược lý: glycozid của bạch thược, chất paeoniflorin (chiếm 3,1%) có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, tiêm vào phúc mạc của chuột nhắt, liều 1g/1kg. có tác dụng kéo dài thời gian ngủ của bacbituric.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: MẪU ĐƠN (Peony) - Phú quý chi hoa
Xem thêm: Cây Hoa Chữa Bệnh - THƯỢC DƯỢC
Nhận xét
Đăng nhận xét