Là áo hạt (qua chế biến) của quả cây nhãn - Euphoria longana Lamk. Họ Bồ hòn - Sapindaceae. Nhãn được trồng ở nhiều vùng trong nước ta. Dùng chế biến long nhãn người ta thường chọn loại nhãn nước, nhãn lồng, nhãn quả to, cùi dày, mọng và ngọt.
Tính vị: vị ngọt, tính bình.
Công năng chủ trị:
- Bồ huyết dùng trong các trường hợp thiếu máu, cơ thể suy nhược, yếu mệt, thể trạng ngày càng giảm, đoản hơi. Phối hợp với đương quy, hoàng kỳ, thục địa.
- An thần, ích trí dùng trong trường hợp mất ngủ trí nhớ suy giảm hay quên, lo nghĩ quá nhiều mà dẫn đến tâm hỗi hộp, tim loạn nhịp, tim đập dồn dập (tâm quý), người choáng váng, chóng mặt, phối hợp với câu đằng, toan táo nhân, thục địa.
- Bồ tỳ, kiện vị, dùng trong trường hợp tỳ hư, ăn uống, tiêu hoá kém, phối hợp với bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, liên nhục, phục thần, cam thảo.
Liều dùng: 4 - 12g.
Chú ý:
- Hạt nhãn được dùng trong các trường hợp mụn nhọt chốc lở, đặc biệt ngứa ở kẽ chân hoặc trẻ con chốc đầu. Lấy hạt nhãn bỏ vỏ đen, thái mỏng, tán bột rắc vào chỗ sang lở; có thể dùng riêng hoặc phối hợp với bột bàng xa bằng lượng; cũng có thể dùng bột than của hạt nhãn rắc vào các mụn chốc lở ở trẻ em, sau khi đã gội sạch nhớt.
- Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc long nhãn có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lỵ.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: CÂY QUẢ CÂY THUỐC - NHÃN
Xem thêm: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - NHÃN
Xem thêm: TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - LONG NHÃN
Nhận xét
Đăng nhận xét