Trước hết cần chọn rau ở người khỏe manh, không có tiền sử của các bệnh truyền nhiễm (lao, giang mai v.v..), rau thai được chọn phải là cuống nhỏ, rau nhỏ, bề mặt rau trơn bóng, hồng nhuận. Sau đó phải qua một quá trình chế biến như chưng đồ, sấy.
Tính vị: vị ngọt, mặn, tính ấm.
Công năng chủ trị:
- Bổ khí, dưỡng huyết, dùng trong các trường hợp thiếu máu, cơ thể suy nhược, gầy yếu, mất ngủ, hay quên, công năng của não suy giảm.
- Ích thận, cố tinh, dùng trong bệnh do tinh ở thận hao tổn, các chứng di tinh, liệt dương, không có khả năng sinh dục, phụ nữ kinh nguyệt không đều, các bệnh của tử cung, sau khi đẻ thiếu sữa.
- Bổ phế, dùng trong bệnh lao phổi, bệnh hen suyễn.
Liều dùng: 4 - 12g.
Kiêng kỵ: những người có thực tà thì không dùng.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: thuốc có tác dụng làm cho trứng phát dục, tuyến vú phân tiết, tăng cường sức để kháng của cơ thể.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Nhau Sản Phụ
Nhận xét
Đăng nhận xét