Là cành dâu non thu hái từ cây dâu tằm Morus allba L. Họ Dâu tằm - Moraceae đường kính không quá 1cm, sau khi thu hái, phơi qua cho mềm; sau đó thái mỏng, phơi khô, khi dùng sao vàng, hoặc trích rượu.
Tính vị: vị đắng, tính bình.
Công năng chủ trị:
- Trừ phong thấp, thông kinh lạc, trừ đau nhức ở tay và chân, hoặc tay bị co rút có thể phối hợp với hy thiêm, uy linh tiên, địa cốt bì, ngưu tất...
- Chỉ ho, chủ yếu dùng đối với bệnh ho do hàn phối hợp với bách bộ, cát cánh, trần bì.
- Lợi thuỷ: dùng trong bệnh tiểu tiện bí, đái dắt hoặc bị phù thũng; phối hợp kim tiền, bạch mao căn.
- Sát khuẩn tiêu độc: dùng vỏ lụa cành dâu; lấy dao tre cạo hết vỏ ngoài, mỗi lần 20g. Sắc uống vào lúc đói, mỗi buổi sáng uống 2 - 3 lần.
- Hạ áp; dùng khi bị cao huyết áp. Có thể nấu nước tang chi, ngâm chân 20 phút trước khi đi ngủ
Liều dùng: 8 - 12g.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: CHỮA HO HEN - Cây Dâu
Xem thêm: NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Dâu
Nhận xét
Đăng nhận xét