Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đau đầu chóng mặt

THUỐC TRỪ PHONG THẤP - HY THIÊM

Dùng bộ phận trên mặt đất phơi khô của cây hy thiêm – Siegesbeckia orientalis. Họ Cúc - Asteraceae. Tính vị: vị đắng cay, tính ấm. Qui kinh: vào kinh can và thận.

THUỐC BỔ HUYẾT - BẠCH THƯỢC (Radix Paeoniae)

Là rễ phơi khô của cây bạch thược Paeonia lactiflora Pall. Họ Mao lương – Ranunculaccae.. Tính vị: vị đắng, chua, tính hơi hàn. Qui kinh: nhập vào các kinh can tỳ.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - LIÊN TÂM (Embrio Nelumbinis)

Là cây mầm có mầu xanh nằm trong hạt sen. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào kinh tâm.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - VIỄN CHÍ (Radix Polygalae)

Dùng rễ bỏ lõi của cây viễn chí - Polygala tenuifola Willd (viễn chỉ lá nhỏ) P. sibirica L (viễn chí lá trứng). Họ Viễn chí Polygalaceae. Tính vị: vị đắng, cay, tính ấm. Quy kinh: vào kinh tâm và thận.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - TOAN TÁO NHÂN (Semen zizuphi jujubae)

Là nhân hạt táo của cây táo - Ziziphus jujuba Lamk. Họ Táo ta Rhamnaceae. Tính vị: vị chua, tính bình. Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, đởm, và tỳ.

THUỐC TRỌNG TRẤN AN THẦN - LONG CỐT (Os Draconis)

Là xương đã hoá thạch của các loại xương động vật có vú cổ đại, nếu là răng của chúng thì gọi là long xỉ. Tính vị: vì ngọt, tính bình. Quy kinh: vào 2 kinh tâm, can.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - BACH TẬT LÊ (THÍCH TẬT LÊ - Fructus Tribuli)

Dùng quả chín phơi khô, sao bỏ gai của cây thích tật lê Tribulus terrestris L. Họ tật lê Zygophyllaceae. Tính vị: vị cay, đắng. Tính ấm.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - THIÊN MA (Rhizoma Gastrodiae elatae)

Là thân rễ phơi khô của cây thiên ma - Gastrodia elata Bl. Họ Lan – Orchidaceae. Tính vị: vị cay, tính bình. Quy kinh: vào kinh can.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - BẠCH CƯƠNG TẰM (Bombyx cum Botryticatus)

Là con tằm bị bệnh do khuẩn, không thế nhả tơ được, bị chết cứng, trắng ra (do đó có tên là bạch cương tằm). Tính vị: vị mặn, cay. Tính bình, không độc. Quy kinh: vào kinh tâm, can, tỳ, phế.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - CÂU ĐẰNG (Ramulus cum uncus Uncariae)

Dùng toàn thân có móc của cây câu đằng Uncaria rhynchophylla (Mig) Jaek. Họ cà phê Rubiaceae. Tính vị: vị ngọt. Tính hơi hàn. Quy kinh: vào kinh can, tâm và tâm bào lạc.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - THẠCH QUYẾT MINH (Concha Haliotidis - Cửu khổng)

Là vỏ khô của nhiều loại bào ngư - Haliotis. Họ Bào ngư – Haliotidae. Tính vị: vị mặn, tính bình hoặc hơi hàn. Quy kinh: vào kinh can và phế.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - MÀN KINH TỬ (Fructus Viticis)

Dùng quả chín phơi khô của cây màn kinh tử Vizex trifolia L. Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae Tính vị: vị đắng, cay. Tính hơi hàn Quy kinh: vào 3 kinh can, phế, bàng quang

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Dâu

a. Thành phần và tác dụng Dâu không chỉ là loại quả bổ dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh. Trong quả dâu có đường glucose, đường hoa quả, axit xitric, axit táo, axit chanh, chất keo, vitamin A₁, B₁, B₂, C, D và các chất khoáng canxi, lân, sắt và sắc tố thực vật. Quả dâu có tác dụng dưỡng huyết bổ âm, bổ gan thận. Dùng tươi hay làm thành cao đều được. Đông y cho rằng, quả dâu thích hợp với cơ thể hư nhược, mất ngủ hay quên, thường xuyên uống cao quả dâu hoặc mật ong ngâm dâu có kết quá tốt. Người bị suy nhược thần kinh, ăn dâu boặc uống thuốc chế bằng quả dâu có tác dụng bổ não, dưỡng huyết, an thần, giảm mệt mỏi, tăng trí nhớ. Người già, cơ thể yếu âm hư bị táo bón do khí huyết kém hoặc táo bón thành thói quen, có thể uống nước quả dâu. Người ít tuổi mà tóc bạc thường dùng "viên dâu vừng" (loại thuốc làm bằng quả dâu và vừng đen) có thể làm đen tóc. Vì quả dâu dưỡng huyết khử phong còn được dùng để chữa viêm khớp phong thấp. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bạch Quả

a. Thành phần và tác dụng Bạch quả còn gọi là ngân hạnh, do vỏ quả có màu trắng nõn. Bạch quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Về sau được di thực đến nhiều nước như Nhật Bản, Triều Tiên..., ở Việt Nam cây được trồng tại Sapa, Đà Lạt. Trong Bản thảo Cương Mục của Lý Thời Trân thời nhà Minh - Trung Hoa đã viết: “Bạch quả ăn chín ấm phổi ích khí, trị ho hen, bớt đi tiểu nhiều, chữa bạch đới, di tinh. Ăn sống hạ đờm, tiêu độc, sát khuẩn...”. Trong trị liệu của Đông y, bạch quả được sử dụng để chữa viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi, tiểu dắt, di tinh, bạch đới... Tây y cũng đã nghiên cứu và phân tích thành phần hoá học trong 100g bạch quả thấy chứa protein 13,4g, lipit 3g, gluxit 71,3g, chất xơ 1g, tro 3,4g, các khoáng chất như kali, phot pho, sắt, canxi, vitamin B₁, B₂,..., cung cấp 365 calo. Ở bạch quả còn có một loại chất kiềm mang độc tố, trong đó phôi hạt màu xanh mang hàm lượng cao nhất. Vì vậy trước khi ăn bạch quả nhất thiết phải loại bổ nhân phôi đó đi, đặc biệt trẻ nhỏ không...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cải Cúc

a. Thành phần và tác dụng Cải cúc là loại rau giàu dinh dưỡng. Trong rau cải cúc chứa 1,85% protit 2,57% gluxit, 0,43% lipit và còn có nhiều vitamin B, C và một số vitamin A. Người ta còn tìm thấy các chất khác như adenin, chlonin. Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau khai vị giúp ăn ngon, trợ tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Cải cúc có thể dùng ăn sống như xà lách, chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh, dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cải cúc phối hợp với hồ tiêu để chữa bệnh lậu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGỌC LAN TÂN DI

Tên khác: Bạch Ngọc lan, Ngục đường xuân. Tên khoa học: Magnolia denudata Ders. [M.heptapeta (Buchoz) Dandy, M. obovata Thunb. var. denudata (Desr.) DC]. Họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á (Trung Quốc) mọc ở trên núi; phân bố ở Trung Quốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HƯỚNG DƯƠNG

Tên khác: Cây Quỳ, cây Hoa mặt trời, Hướng nhật quỳ. Tên khoa học: Helianthus annuus L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Bắc Mỹ, được nhập nội trồng ở châu Âu, châu Á, Trung quốc, Indonesia, Việt Nam. Hướng dương được trồng chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới; trồng để lấy hạt ép dầu, có giá trị thực phẩm cao, hoặc trồng làm cảnh vì có hoa to, đẹp. Xưa kia, người da đỏ (Indian) Bác Mỹ, trồng lấy hạt, lấy dầu ăn và chất nhuộm; người Tây Ban Nha đưa về trồng ở châu Âu từ thế kỷ 16; Trung Quốc nhập trồng từ đời Nhà Minh. Việt Nam nhập trồng đã từ lâu, ở các vùng núi cao phía Bắc; gần đây, lại trồng một số giống mới năng suất cao, trong mùa khô ở Tây Bắc và Đông Nam Bộ. Cây con chịu rét kém ngô, cây lớn chịu hạn khoẻ hơn ngô.

Cây Hoa Chữa Bệnh - ĐÀO PHAI

Tên khác: Đào, May phắng (Tày), Cơ tào (Thái), Phiếu kiao (Dao), Mao đào. Tên khoa học: Amygdalus persica L. [Prunus persica (L.) Batsch]; Họ hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây Đào có nguồn gốc ở Trung Quốc và Ba Tư từ lâu đời và được ưa trồng ở các nơi trên thế giới như: Việt Nam, Nhật Bản Thái Lan, Hoa Kỳ, vùng Địa Trung Hải... Ở Việt Nam, Đào được trồng từ lâu đời, tại các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là các làng quanh Hồ Tây, Hà Nội nổi tiếng về Đào cảnh, Đào hoa. Đào quả mọc tốt ở miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai (Sapa), Hoàng Liên Sơn, Hà Giang... Cây Đào mọc tốt ở nơi có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới. Đào phát triển tốt trên đất thịt pha, cao ráo, dễ thoát nước; pH 6 - 7. Gây giống bằng hạt hay ghép cành. Có thể điều khiển cho cây ra họa bằng cắt tỉa cành, hãm cây (khía vỏ, tuốt lá dần) hay bón thúc nếu hoa nở chậm. Trồng Đào ăn quả, thường dùng phương pháp ghép mắt. Nếu muốn nhân các giống Đào có phẩm chất tốt, người ta thường dùng c...

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC VẠN THỌ

Tên khác: Cây Vạn thọ. Tên khoa học: Tagetes erecta L.: Cúc Vạn thọ (cây cao). Tagetes patula L.: Cúc Vạn thọ (lùn) (cây xoè, vươn ra = Đằng Cúc). Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cúc Vạn thọ cây làm cảnh; cây sống 1 năm, trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây có nhiều cành; lá xẻ lông chim. Hoa màu vàng hoặc vàng thẫm; cụm hoa hình đầu, quả bế dài nhỏ. Các loài Cúc Vạn thọ được trồng quanh năm; nhưng chính vụ là đông xuân. Cây dễ trồng, không kén đất, nhưng không chịu được thấp, trũng; cớm bóng; trồng bằng gieo hạt hay giâm ngọn. Cây gieo hạt, từ khi trồng đến khi ra hoa là 70 - 75 ngày; cây giâm ngọn, cần 30 - 35 ngày. Có nhiều giống Cúc Vạn thọ; ở đây chỉ nêu 2 loài Cúc Vạn thọ vừa là cây cảnh vừa là cây làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC HOA VÀNG

Tên khác: Kim cúc, Dã cúc, Hoàng cúc, Khổ ý, Bioóc kim (Tày); Sơn hoàng cúc. Tên khoa học: Dendranthema indicum L. Des Moul. [Chrysanthemum Indicum L.]. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Kim cúc nguồn gốc Trung Quốc, Nhật Bản, được trồng ở Việt Nam từ lâu đời. Ở Indonesia (Đông Nam Á) cũng trồng cây này, ở độ cao 1 - 1800m; Kim cúc là cây thuốc Nam được trồng nhiều và lâu đời ở làng Nghĩa Trai (Hưng Yên), nổi tiếng về trồng cây thuốc Nam.