Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bổ Máu

THUỐC BỔ HUYẾT - BẠCH THƯỢC (Radix Paeoniae)

Là rễ phơi khô của cây bạch thược Paeonia lactiflora Pall. Họ Mao lương – Ranunculaccae.. Tính vị: vị đắng, chua, tính hơi hàn. Qui kinh: nhập vào các kinh can tỳ.

THUỐC BỔ HUYẾT - LONG NHÃN (Arillus longanae)

Là áo hạt (qua chế biến) của quả cây nhãn - Euphoria longana Lamk. Họ Bồ hòn - Sapindaceae. Nhãn được trồng ở nhiều vùng trong nước ta. Dùng chế biến long nhãn người ta thường chọn loại nhãn nước, nhãn lồng, nhãn quả to, cùi dày, mọng và ngọt. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Qui kinh: tâm, tỳ.

THUỐC BỔ HUYẾT - TỬ HÀ SA (rau thai nhi - Plasenta Hominis)

Trước hết cần chọn rau ở người khỏe manh, không có tiền sử của các bệnh truyền nhiễm (lao, giang mai v.v..), rau thai được chọn phải là cuống nhỏ, rau nhỏ, bề mặt rau trơn bóng, hồng nhuận. Sau đó phải qua một quá trình chế biến như chưng đồ, sấy. Tính vị: vị ngọt, mặn, tính ấm. Qui kinh: vào hai kinh can thận.

THUỐC BỔ HUYẾT - TANG THẦM (Quả dâu chín - Fructus Mori)

Là quả chín của cây dâu tằm - Morus alba L. Họ Dâu tằm – Moraceae. Tính vị: vị ngọt, chua, tính ấm. Qui kinh: vào 2 kinh can và thận.

THUỐC BỔ HUYẾT - CAO BAN LONG (Colla Cornus cervi)

Là sản phẩm, chế bằng cách nấu từ gạc hươu, nai đực - Cervus unicolor Cuv. Họ Hươu – Cervidae. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Qui kinh: vào kinh phế, can, thận.

THUỐC BỔ HUYẾT - HÀ THỦ Ô ĐỎ (Radix Polygoni multiflori)

Dùng rễ của cây hà thủ ô đỏ - Polygonum multiflorum Thunb. Họ Rau răm - Polygonaceae là cây cỏ mọc hoang tương đối nhiều ở một số huyện của Hoàng Liên Sơn, hiện nay đã trồng bước đầu có kết quả. Tính vị: vị đắng, chát, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh can, thận.

THUỐC BỔ HUYẾT - ĐƯƠNG QUY (Radix Angelicae sinensis)

Dùng rễ của cây đương quy - Angelica sinensis (Oliv) Diels. Họ Hoa tán - Apiaceae. Tính vị: vị ngọt, hơi đắng, tính ấm. Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, tỳ.

THUỐC BỔ HUYẾT - THỤC ĐỊA (Radix Rhemaniae praeparatus)

Là sản phẩm được chế biến từ sinh địa. Sinh địa là sản phẩm đã qua chế biến từ rễ sinh địa hoàng Rhemannia glutinosa Gaertn. Họ Hoa mõm sói – Scrophulariaceae. Tính vị: vị ngọt, tính ấm. Qui kinh: vào 3 kinh tâm, can, thận.

THUỐC HOẠT HUYẾT - KÊ HUYẾT ĐẰNG (Caulis Mucunae, Caulis Sargentodoxae)

Là thân dây leo của cây kê huyết đằng - Sargentodoxa cubeata (Oliv). Họ Đậu – Fabaceae. Tính vị: vị đắng, hơi ngọt, tính ấm. Quy kinh: vào hai kinh can, thận.

THUỐC HOẠT HUYẾT - XUYÊN KHUNG (Rhizoma Ligustici wallichii)

Là thân rễ phơi khô của cây xuyên khung Ligusticum wallichii. Franch. Họ Hoa tán – Apiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 3 kinh can, tâm bào.

THUỐC HOẠT HUYẾT - ĐAN SÂM (Radix Salviae multiorrhizae)

Đan nghĩa là đơn là đỏ, vì cây sâm này có rễ màu đỏ, rễ cây đan sâm Salvia multiorrhiza Bunge. Họ Hoa môi Lamiaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh tâm, can.

THUỐC BỔ KHÍ - ĐẠI TÁO (Fructus Zizyphi sativae)

Là quả đã được chế biến của cây táo Zizphus sativa Mill. Họ Táo ta - Rhamnaceae. Tính vị: vị ngọt, tính hơi ôn. Quy kinh: tỳ, vị.

THUỐC BỔ KHÍ - CAM THẢO (Radix Glycyrrhizae)

Dùng rễ của cây cam thảo Glycyrrhiza glabra L. hoặc Glycyrrhiza uralensis Fisch ex DC. Họ Đậu – Fabaceae. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: vào kinh can tỳ, thông hành 12 kinh.

THUỐC BỔ KHÍ - HOÀNG KỲ (Radix Astragali)

Dùng rễ phơi khô của cây hoàng kỳ - Astragalus membranaceus Fish. Họ Đậu – Fabaceae. Tính vị: vị ngọt, tính ấm. Quy kinh: vào kinh phế, tỳ.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - TOAN TÁO NHÂN (Semen zizuphi jujubae)

Là nhân hạt táo của cây táo - Ziziphus jujuba Lamk. Họ Táo ta Rhamnaceae. Tính vị: vị chua, tính bình. Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, đởm, và tỳ.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Lúa Mì

a. Thành phần và tác dụng Chất dinh dưỡng của lúa mì rất cao, trong đó có chứa tinh bột, chất protein, chất đường, chất béo, tinh hồ, chất xơ thô, chất noãn lân, men bột, men protein, các axit amin, chất khoáng và vitamin B₁, B₂, vitamin E. Hàm lượng protein trong lúa mì cao hơn gạo tẻ (gạo tẻ 7%, bột mì 10,7%). Hạt lúa mì và hạt lúa mì non (chưa chín) và bột mì tinh bột, cám sau khi được gia công đều có thể dùng làm thuốc. Hạt lúa mì non còn gọi là "mì sữa", khi vo sẽ nổi lên mặt nước, vị ngọt mát, có tác dụng an thần, ngăn chặn mồ hôi trộm, sinh tân dịch, dưỡng tâm khí. Cám sau khi xay bột mì, có tác dụng chữa bệnh phù chân và viêm thần kinh. Hạt lúa mì còn có thể gia công thành bột mạch nha, có chứa protein, đường, canxi, lân, sắt và nhiều loại vitamin, là những chất bổ cần thiết giữ cho công năng của máu, tim, thần kinh hoạt động bình thường, là thức ăn thường dùng cho trẻ và người già yếu bệnh tật. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Mài (Hoài Sơn)

a. Thành phần và tác dụng Củ mài còn gọi là sơn dược, chánh hoài, khoai mài, có mùi vị đặc trưng, không những là thức ăn quý mà còn là loại thuốc bổ. Khoa học hiện đại đã phân tích, trong củ mài giàu tinh bột, protein, axix amin tinh khiết, chất béo, muối vô cơ và các loại vitamin B₁, B₂, axit nicotin, axit chống hoại huyết, caroten, ngoài ra còn chứa nhiều xenlulô và chất kết dính. Củ mài cung cấp cho cơ thể nhiều protein kết dính, là chất hỗn hợp protein nhiều đường, có tác dụng tăng cường sức khoẻ, để phòng chất béo lắng đọng trong hệ thống tim, huyết quản, giữ cho huyết quản đàn hồi, phòng sớm xơ cứng động mạch, giảm bớt chất béo đọng dưới da, tránh được béo phì. Có thể ngăn thoái hoá tổ chức gan, thận, đề phòng phát sinh do chất keo gây nên, giữ cho đường tiêu hoá, hô hấp và các khớp được bôi trơn.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CỨT LỢN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây cứt lợn vị đắng tính mát, bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp. Thường được dùng làm thuốc trừ phong thấp, tê bại nửa người, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, lở ngứa mụn nhọt. Ngày dùng 12 - 16g sắc hoặc tán bột, ngâm rượu uống. Để chế biến dùng lâu dài thì chọn cả cây trừ rễ, thu hái khi hoa sắp nở, chặt ngắn 2 – 3cm phơi khô. Trong điều kiện lý tưởng, 1 kg được liệu cũng được hong tẩm 9 lần, nhưng 3 lần đầu tẩm với rượu, 3 lần sau tẩm với mật, 3 lần cuối tẩm với nước gừng. Thường thì chỉ cần làm 3 lần với 3 nguyên liệu tẩm cũng tốt (tỉ lệ chất đem tẩm bằng 20% trọng lượng dược liệu, mật thì hòa với nước cho vừa loãng, gừng thì giã nát vắt lấy nước).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ - HÀ THỦ Ô TRẮNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hà thủ ô (đỏ và trắng) làm thuốc bổ máu, trị suy nhược thần kinh, phong thấp tê bại, lưng đau gối mỏi, nam di tinh, nữ bạch đới, ỉa ra máu, tóc bạc hay rụng. Ngày dùng 12 - 20g sắc, tán bột hoặc ngâm rượu uống. Khi uống, kiêng ăn hành và nếu là người hay bị táo bón cũng không nên dùng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU CẦN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau cần ta vị thơm, tính bình, không độc có công hiệu thanh nhiệt bổ máu, thông đường ruột, giải khát. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị bệnh xanh xao và mất máu: Khi bị mất nhiều máu do bị chấn thương hoặc sau khi phẫu thuật xanh xao thì lấy 2 bó rau cần ta nấu canh với khoảng 200-300 gam thịt bò ăn hết cả nước, cái trong ngày. Ăn liên tục khoảng 10-15 ngày thì da dẻ sẽ hồng hào và khôi phục sức khỏe.