Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng

THUỐC CHỈ HUYẾT (CẦM MÁU) - NGẢI DIỆP (Herba Artemisiae vulgaris)

Dùng lá của cây ngải cứu - Artemisia vulgaris L. Họ Cúc – Asteraceae. Tính vị: vị đắng, cay, tính ấm. Qui kinh: can, vị.

THUỐC HOẠT HUYẾT - NHŨ HƯƠNG (Olibanum - Gummi resina olibanum)

Là chất gôm nhựa được lấy từ các cây nhũ hương - Boswellia carterii Birdw B. Bhau Dajiana Birdw. Họ Trám - Burseraceae. Tính vị: vị đắng, tính ôn. Quy kinh: tâm, tỳ, can.

THUỐC PHÁ KHÍ GIÁNG NGHỊCH - TRẦM HƯƠNG (Lignum Aquilariae resinatum)

Là gỗ của cây trầm hương Aquilaria agallocha Roxb, hay cây A. Crassna Piere A. sinensis (Lour) Gilg. Họ Trầm Thymelaeaceae. Tính vị: vị cay, đắng. Tính ấm. Quy kinh: vào các kinh tỳ, vị thận.

THUỐC PHÁ KHÍ GIÁNG NGHỊCH - CHỈ THỰC (Fructus Aurantii immaturii)

Là quả non tự rụng của cây cam. Ngoài ra nguồn dược liệu còn được lấy từ các cây thuộc chi Citrus. Họ Cam – Rutaceae. Tính vị: vì đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ và vị.

THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT - MỘC HƯƠNG (Radix Sausurea lappae)

Là rễ của cây vân mộc hương Saussurea lappa Clarke. Họ Cúc – Asteraceae. Tính vị: vị cay, đắng, tính ấm. Quy kinh: vào kinh phế, can, tỳ.

THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT - Ô DƯỢC (Radix Linderae)

Là rễ của cây ô dược Lindera chunii Merr. Họ long não Lauraceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: tỳ, phế, thận, bàng quang.

THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT - LỆ CHI HẠCH (Semen Litchii)

Là hạt quả vải Lichi chinensis Sonn. Họ Bồ hòn – Sapidaceae. Tính vị: vị đắng, ngọt, chát, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh can và thận.

THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT - TRẦN BÌ (Pericarpium Citri)

Trên thực tế trần bì là vỏ chín, phơi khô, được chế theo phương pháp y học cổ truyền của một số cây họ Cam - Rutaceae như quýt, cam giấy, cam đường. Tính vị: vì đắng, cay, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ, phế.

THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT - HƯƠNG PHỤ (Rhizoma Cyperi)

Là thân rễ phơi khô của cây hương phụ, cây củ gấu Cypers rotundus L. Vị thuốc bao gồm cả 2 loại, loại hương phụ vườn, củ nhỡ vỏ đen nhánh, rễ cứng, loại hương phụ biển củ to hơn, vỏ nâu nhạt. (C.stoloniferus Retz.). Họ Cói – Cyperaceae. Tính vị: vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình (hoặc ôn). Quy kinh: vào 2 kinh can, và tam tiêu.

THUỐC PHƯƠNG HƯƠNG KHAI KHIẾU - AN TỨC HƯƠNG (Cánh kiến trắng-Benzoinum)

Là nhựa cây bồ đề - Styrax tonkinese Piere. Họ Bồ đề - Styracaceae. Tính vị: vị cay, đắng, tính bình. Quy kinh: vào hai kinh tâm và tỳ.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - HOÀNG CẦM (Radix Scutellariae)

Là rễ phơi khô của cây hoàng cầm Scutellaria baicalensis, Georg. Họ hoa môi - Lamiaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào các kinh tâm, phế, can, đởm, đại tràng, tiểu tràng.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - XẠ CAN (Rhizoma Belamcandae)

Là thân rễ phơi khô của cây xạ can - Belamcanda sinensis Lem. Họ Lay ơn Iridaceae. Tính vị: vị đắng, cay, tính hàn có độc. Quy kinh: vào 2 kinh phế và can.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - MẬT GẤU (Hùng đởm - Fel. Ursi)

Dùng mật phơi khô của gấu ngựa hoặc gấu chó... Ursus sp. Họ Gấu Ursidae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh can, tâm, đởm.

THUỐC HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH - QUẾ NHỤC (Cortex Cinnamomi)

Là vỏ thân, vỏ cành cây quế Cinnamomum obtusifolium Ness. Hoặc các loài quế khác. (C. cassia Blume, C.zeylanicum Blume). Họ Long não Lauraceae. Tính vị: vị cay, ngọt. Tính đại nhiệt, có ít độc. Quy kinh: vào 3 kinh can, thận, tỳ.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - XUYÊN TIÊU (Fructus Zanthoxili)

Là quả chín phơi khô của cây xuyên tiêu Zanthoxylum nitidum DC. Họ cam Rutaceae. Khi dùng cần sao qua. Tính vị: vị cay, tính ấm, hơi có độc. Quy kinh: phế, vị, thận.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - CAN KHƯƠNG (Gừng khô)

Thân rễ phơi khô của cây gừng Zingiber officinale Ross. Họ Gừng Zingiberaceae. Khi dùng cần thái phiến dày 1-1,5mm và tuỳ theo các trường hợp có thể chế biến khác nhau. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: tâm, phế, tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - ĐINH HƯƠNG

Nụ hoa phơi khô của cây định hương Eugenia caryophyllata Thunb. Họ Sim Myrtaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 4 kinh phế, tỳ, vị, thận.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - CAO LƯƠNG KHƯƠNG (Củ Riềng - Rhizoma Alpiniae)

Là thân rễ của cây riềng Alpinia officinarum Hance. Họ Gừng Zigiberaceae. Tính vị: vị cay, tính nhiệt. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ, vị.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Nành

a. Thành phần và tác dụng Đậu nành giàu protein. Thành phần chủ yếu của tế bào cơ thể là protein, chất này cũng là thành phần chủ yếu của các loại men và chất miễn dịch trong cơ thể. Về giá trị dinh dưỡng thì protien động vật tốt hơn protein đậu nành. Nhưng theo điểu tra thì đi đôi với việc tăng lượng protein động vật tỷ lệ sinh ung thư cũng tăng cao. Vì vậy tích cực dùng protein đậu nành sẽ có lợi cho sức khoẻ. Lượng chất béo trong đậu nành cũng rất cao, không những thế, nó còn chứa nhiều axit dầu và vitamin E làm giảm lão hoá cho cơ thể và chất béo lân để phòng xơ cứng động mạch. Vitamin E trong đậu nành còn có thể để phòng một số bệnh khác. Nguyên tố kali chứa trong đậu nành có thể giảm bớt nguy hiểm của thành phần muối trong cơ thể. Vì chất natri trong muối ăn có liên quan đến bệnh cao huyết áp. Gần đây người ta phát hiện trong đậu nành có một chất mới là chất đường tạo bọt (đường tạo ra bọt). Trong đậu nành còn chứa gần 150 các chất tương tự, rất có tác dụng đối với cơ thể. Tá...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Đen

a. Thành phần và tác dụng Trong 100g đậu đen thì có chứa 24,3g protein, l,7g lipit, 53,3g gluxit. Muối khoáng: canxi 56mg, phot pho 35mg, sắt 6,1mg, caroten 0,06mg. Vitamin B₁ 0,51mg, B₂ 0,21mg, Pₚ 1,8mg, C 3mg. Hàm lượng axit amin trong đậu đen cao như lysin, methionin, tryptophan,  leucin... Với tính chất đặc biệt về dinh dưỡng nên đậu đen được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như xôi đậu đen, chè đậu đen (đậu đen nấu với mật hoặc đường) vừa ngon, vừa bổ, vừa mát, vừa có tác dụng giải khát. - Trong Đông y, người ta dùng đậu đen để chế cùng hà thủ ô nhằm làm cho thuốc có chất lượng hơn, đậu đen có thể nấu nước uống tăng cường sức khoẻ và giải khát. b. Bài thuốc phối hợp