Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Nôn Mửa-Phiên Vị

THUỐC PHÁ KHÍ GIÁNG NGHỊCH - TRẦM HƯƠNG (Lignum Aquilariae resinatum)

Là gỗ của cây trầm hương Aquilaria agallocha Roxb, hay cây A. Crassna Piere A. sinensis (Lour) Gilg. Họ Trầm Thymelaeaceae. Tính vị: vị cay, đắng. Tính ấm. Quy kinh: vào các kinh tỳ, vị thận.

THUỐC PHÁ KHÍ GIÁNG NGHỊCH - THỊ ĐẾ (Tai quả hồng - Calyx Kaki)

Là tai hồng (đài quả) của cây hồng Diospyros Kaki L.ƒ. Họ thị Ebenaceae. Tính vị: vị đắng, chát. Tính bình Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT - Ô DƯỢC (Radix Linderae)

Là rễ của cây ô dược Lindera chunii Merr. Họ long não Lauraceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: tỳ, phế, thận, bàng quang.

THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT - LỆ CHI HẠCH (Semen Litchii)

Là hạt quả vải Lichi chinensis Sonn. Họ Bồ hòn – Sapidaceae. Tính vị: vị đắng, ngọt, chát, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh can và thận.

THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT - TRẦN BÌ (Pericarpium Citri)

Trên thực tế trần bì là vỏ chín, phơi khô, được chế theo phương pháp y học cổ truyền của một số cây họ Cam - Rutaceae như quýt, cam giấy, cam đường. Tính vị: vì đắng, cay, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ, phế.

THUỐC THANH PHẾ CHỈ KHÁI - TỲ BÀ DIỆP (Folium Eriobotryae)

Lá của cây nhót Nhật Bản hay còn gọi là cây tỳ bà - Eriobotrya Japonica Lindl. Họ Hoa hồng Rosaceae. Ngoài ra còn dùng lá của cây Nam tỳ bà (bồng bồng lá hen). Họ thiên lý Asclepiadaceae Calotropis gigentea R. Br. Tính vị: vị đắng, tính bình. Quy kinh: vào hai kinh phế, vị.

THUỐC HOÁ ĐÀM NHIỆT - TRÚC NHỰ (Caulis Bambusae in Taemis)

Là lớp vỏ giữa, sau khi đã cạo bỏ lớp võ ngoài ở thân cây tre. Bambusa Sp. Họ Lúa - Poaceae. Tính vị: vị ngọt, tính hơi hàn. Quy kinh: vào 3 kinh phế, can, vị.

THUỐC HOÁ ĐÀM HÀN - BÁN HẠ (Nam) (Rhizoma Typhonii)

Dùng thân rễ của cây bán ha - Typhonium trilobatum Schott, (bán hạ nam). Họ Ráy - Araceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ, vị.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - LÔ CĂN (Radix Phragmiti)

Là rễ cây lau Phragmites cominunis (L) Trin. Hoặc đoạn thân sắt gốc cũng có thể dùng làm thuốc. Họ lúa - Poaceae. Tính vị: vị ngọt, tính hàn. Quy kinh: nhập vào 2 kinh phế và vị.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - BỒ CÔNG ANH (Rau diếp dại - Pars aerea Lactucae indicae)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây bồ công anh Lactuca indica L., hoặc cây Taraxacum officinale Wigg. (còn gọi là bồ công anh Trung Quốc). Họ Cúc Asteraceae. Cả hai cây này đều mọc hoang hoặc được trồng ở hầu hết các địa phương. Riêng cây bồ công anh Trung Quốc mọc nhiều ở vùng núi nước ta như Sa Pa (Lào Cai). Tính vị: vị đắng, ngọt, tính hàn. Quy kinh: vào hai kinh can và tỳ.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - NGÔ THÙ DU (Fructus Evodiae)

Là quả chín phơi khô của cây ngô thù du Evodia rutaecarpa (Juss). Họ Cam Rutaceae. Khi dùng cần tiến hành sao qua. Tính vị: vị cay, đắng, tính ôn. Quy kinh: vào 4 kinh can, thận, tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - XUYÊN TIÊU (Fructus Zanthoxili)

Là quả chín phơi khô của cây xuyên tiêu Zanthoxylum nitidum DC. Họ cam Rutaceae. Khi dùng cần sao qua. Tính vị: vị cay, tính ấm, hơi có độc. Quy kinh: phế, vị, thận.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - CAN KHƯƠNG (Gừng khô)

Thân rễ phơi khô của cây gừng Zingiber officinale Ross. Họ Gừng Zingiberaceae. Khi dùng cần thái phiến dày 1-1,5mm và tuỳ theo các trường hợp có thể chế biến khác nhau. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: tâm, phế, tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - ĐINH HƯƠNG

Nụ hoa phơi khô của cây định hương Eugenia caryophyllata Thunb. Họ Sim Myrtaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 4 kinh phế, tỳ, vị, thận.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - CAO LƯƠNG KHƯƠNG (Củ Riềng - Rhizoma Alpiniae)

Là thân rễ của cây riềng Alpinia officinarum Hance. Họ Gừng Zigiberaceae. Tính vị: vị cay, tính nhiệt. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - ĐẠI HỒI (Fructus Anisi Stellati)

Là quả chín phơi của cây đại hồi, bát giác hồi hương Illiciumn verum Hook.f. Họ Hồi Illiaceae. Tính vị: vị cay, hơi ngọt, tính nhiệt. Quy kinh: vào can thận, tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - TIỂU HỒI HƯƠNG (Fructus Foenieculi)

Là quả chín phơi khô của cây tiểu hồi Foeniculum uulagare Mill. Họ Hoa tán Apiaceae. Tính vị: vị cay, tính nhiệt. Quy kinh: can, thận, tỳ vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - THẢO QUẢ (Fructus Amomi aromatici)

Dùng quả chín phơi khô của cây thảo quả Amomum T sao-ko. Orev. et Lem (A. aromaticum Roxb). Họ Gừng Zingiberaceae. Tính vị: vị cay, tính nhiệt. Quy kinh: vào hai kinh kỳ, vị, phế.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - SÀI HỒ (Radix Bupleuri)

Dùng rễ và lá của cây sài hồ Buplerum sinense DC. Họ Hoa tán Apiaceae. Ngoài ra còn dùng rễ cây lức hoặc rễ cây cúc tần làm vị Nam sài hồ. (Radix plucheae pteropodae). Họ cúc Asteraceae. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: nhập vào các kinh can, đởm, tâm bào lạc và tam tiêu.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - TÍA TÔ (Folium Perillae)

Gồm các vị: tô diệp (lá tía tô), tô ngạnh (cành tía tô), tô tử (hạt tía tô), thu hái từ cây tía tô Perilla frutescens (L.) Britt. Họ Hoa môi Lamiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: 2 kinh tỳ và phế