Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Nam Khoa

THUỐC BỔ HUYẾT - TỬ HÀ SA (rau thai nhi - Plasenta Hominis)

Trước hết cần chọn rau ở người khỏe manh, không có tiền sử của các bệnh truyền nhiễm (lao, giang mai v.v..), rau thai được chọn phải là cuống nhỏ, rau nhỏ, bề mặt rau trơn bóng, hồng nhuận. Sau đó phải qua một quá trình chế biến như chưng đồ, sấy. Tính vị: vị ngọt, mặn, tính ấm. Qui kinh: vào hai kinh can thận.

THUỐC BỔ HUYẾT - CAO BAN LONG (Colla Cornus cervi)

Là sản phẩm, chế bằng cách nấu từ gạc hươu, nai đực - Cervus unicolor Cuv. Họ Hươu – Cervidae. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Qui kinh: vào kinh phế, can, thận.

THUỐC BỔ KHÍ - HOÀI SƠN (Rhizoma Dioscoreae)

Là củ đã chế biến của cây hoài sơn Dioscorea persimilis Prain et Burk. Họ Củ mài Dioscoreaceae. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: vào các kinh tỳ, vị, phế, thận.

THUỐC PHÁ KHÍ GIÁNG NGHỊCH - THANH BÌ (Pericarpium Citri reticulatae)

Là vó quả còn xanh của quả cây quýt Citrus reticulata Blanco. Họ cam Rutaceae. Tính vị: vì đẳng, cay. Tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh can, đởm.

THUỐC TRỌNG TRẤN AN THẦN - LONG CỐT (Os Draconis)

Là xương đã hoá thạch của các loại xương động vật có vú cổ đại, nếu là răng của chúng thì gọi là long xỉ. Tính vị: vì ngọt, tính bình. Quy kinh: vào 2 kinh tâm, can.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - MẪU LỆ (Concha Ostreae)

Là vỏ xác của loài nhuyễn thể (vỏ trai) Ostrea Sp. Ví dụ: Ostrea rivularis Gould. Họ Mẫu lệ - Ostreidae. Tính vị: vị mặn, sáp. Tính hơi hàn. Quy kinh: vào các kinh can, vị, đởm, thận.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - TIỂU HỒI HƯƠNG (Fructus Foenieculi)

Là quả chín phơi khô của cây tiểu hồi Foeniculum uulagare Mill. Họ Hoa tán Apiaceae. Tính vị: vị cay, tính nhiệt. Quy kinh: can, thận, tỳ vị.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bí Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Bí đỏ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, đã được đưa vào nước ta rất sớm. Bí đỏ chịu được đất đai khô cằn, sức sống rất mạnh. Bí đỏ là loại quả giàu chất dinh dưỡng, cứ 100g bí đỏ thì có 10,2g tinh bột, 0,3mg canxi, 0,09mg lân, 0,01mg sắt và nhiều loại vitamin, nhất là chất caroten thì chiếm hàng đầu trong các loại bầu, bí. Ngoài ra bí đỏ còn chứa chất muối caroten, axit amin tinh khiết, chất đường cô đặc là những chất rất cần cho cơ thể. Bí đỏ vị ngọt, ôn, không độc, có khả năng bổ trung, ích khí, chữa được nhiều loại bệnh. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Vải

a. Thành phần và tác dụng Vải còn gọi là lệ chi, cây vải được trồng nhiều ở nước ta, quả vải thu hoạch vào tháng 5 - 6, dùng ăn tươi hay sấy khô. Hạt vải thái mỏng phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc. Trong hạt vải có tanin, tro, chất béo. Theo Đông y, hạt vải có vị ngọt chát, tính ôn, có tác  dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4 - 8g dưới dạng bột hay sắc uống. Cùi vải chứa nhiều đường, vitamin A, B, C, vitamin A và vitamin B. Cùi vải được dùng để ăn và còn là một vị thuốc trong Đông y. Cùi vải có vị ngọt, chua, tính bình có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát, chữa những bệnh mụn nhọt với liều 10 - l6g cùi vải khô. Ngoài ra người ta còn dùng hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải sắc lấy nước dùng súc miệng có thể chữa viêm miệng và đau răng. b. Bài thuốc phổi hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bạch Quả

a. Thành phần và tác dụng Bạch quả còn gọi là ngân hạnh, do vỏ quả có màu trắng nõn. Bạch quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Về sau được di thực đến nhiều nước như Nhật Bản, Triều Tiên..., ở Việt Nam cây được trồng tại Sapa, Đà Lạt. Trong Bản thảo Cương Mục của Lý Thời Trân thời nhà Minh - Trung Hoa đã viết: “Bạch quả ăn chín ấm phổi ích khí, trị ho hen, bớt đi tiểu nhiều, chữa bạch đới, di tinh. Ăn sống hạ đờm, tiêu độc, sát khuẩn...”. Trong trị liệu của Đông y, bạch quả được sử dụng để chữa viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi, tiểu dắt, di tinh, bạch đới... Tây y cũng đã nghiên cứu và phân tích thành phần hoá học trong 100g bạch quả thấy chứa protein 13,4g, lipit 3g, gluxit 71,3g, chất xơ 1g, tro 3,4g, các khoáng chất như kali, phot pho, sắt, canxi, vitamin B₁, B₂,..., cung cấp 365 calo. Ở bạch quả còn có một loại chất kiềm mang độc tố, trong đó phôi hạt màu xanh mang hàm lượng cao nhất. Vì vậy trước khi ăn bạch quả nhất thiết phải loại bổ nhân phôi đó đi, đặc biệt trẻ nhỏ không...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Mài (Hoài Sơn)

a. Thành phần và tác dụng Củ mài còn gọi là sơn dược, chánh hoài, khoai mài, có mùi vị đặc trưng, không những là thức ăn quý mà còn là loại thuốc bổ. Khoa học hiện đại đã phân tích, trong củ mài giàu tinh bột, protein, axix amin tinh khiết, chất béo, muối vô cơ và các loại vitamin B₁, B₂, axit nicotin, axit chống hoại huyết, caroten, ngoài ra còn chứa nhiều xenlulô và chất kết dính. Củ mài cung cấp cho cơ thể nhiều protein kết dính, là chất hỗn hợp protein nhiều đường, có tác dụng tăng cường sức khoẻ, để phòng chất béo lắng đọng trong hệ thống tim, huyết quản, giữ cho huyết quản đàn hồi, phòng sớm xơ cứng động mạch, giảm bớt chất béo đọng dưới da, tránh được béo phì. Có thể ngăn thoái hoá tổ chức gan, thận, đề phòng phát sinh do chất keo gây nên, giữ cho đường tiêu hoá, hô hấp và các khớp được bôi trơn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGỌC LAN TA (HOA TRẮNG)

Tên khác: Bạch lan, Bạch ngọc lan. Tên khoa học: Michelia alba DC. Họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc), được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Ở Việt Nam, cây thường được dùng làm cảnh, lấy hoa thơm. Có thể chiết xuất được tinh dầu quý. Gỗ lõi màu nâu dùng tiện đồ mộc; phần gỗ mềm dùng khắc con dấu và đóng đồ dùng thông thường. Ngọc lan trồng bằng giâm cành hoặc bằng cây con.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOÀNG LAN

Tên khác: Ngọc lan tây, Y lăng Y lăng. Tên khoa học: Cananga odorata Hook f. et Thomas. Họ Na (Annonaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc ở đảo Molucca, Indonesia. Cây được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á như ở Indonesia (ở độ cao 10 - 1.800m), ở Philppin, Việt Nam và ở các nơi khác, như Madagasca, Reunion, Comore. Chủng, thứ loài nổi tiếng nhất là ở Philippin, Reunion, Comore.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA SEN

Tên khác: Liên, Ngẫu (Tày), Bó pua (Thái). Lim ngó (Dao). Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn [Nelumbium nelumbo (L.) Druce]. Họ Sen (Nelumbonaceae). Nguồn gốc: Cây Sen nguồn gốc châu Á lục địa. Hoa Sen là vật linh thiêng tượng trưng của, Ấn Độ giáo và Phật giáo, tương tự như họa Sen Ai Cập, hoa trắng (Nymphea lotus) là hoa linh thiêng của Ai Cập. Cây Sen được trồng từ lâu đời ở Việt Nam; Sen được trồng ở nhiều nơi để ăn, làm mứt, làm thuốc, làm cây cảnh. Có hai giống Sen được trồng phổ biến: 1) Sen hồng, cao, khoẻ, hoa màu hồng, to, thơm; 2) Sen trắng, cây cao, hoa trắng, yếu hơn. Ngoài ra còn trồng Sen sẻ, cây thấp hoa bé, thường trồng trong bể, trong chậu. Sen được trồng bằng mầm, ngó Sen. Trồng vào giữa mùa xuân, thời tiết ấm; trồng xong cho nước vào ao, hồ từ từ cho ngập đến 2/3 thân cây, giữ mực nước như vậy khoang 3 - 4 tháng, Mùa hè năm sau cây ra hoa; mùa đồng cây tàn, mùa xuân lại mọc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HUBLÔNG

Tên khác: Hốt bố, Hương bia, Hoa bia. Tên khoa học: Humulus lupulus L.; Họ Gai dầu (Cannabinaceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang ở bờ bụi, hàng rào, bờ sông, bìa rừng. Là cây leo cuốn, có hương thơm: được trồng chủ yếu để lấy hoa cái để điều chế rượu bia. Là cây ôn đới thường sống ở vĩ độ 40 - 50 độ bắc; chịu rợp trong thời kỳ đầu, ưa nắng khi ra hoa; ưa đất sâu tầng và thấm nước tốt. Đây là loài cây khác gốc (đực, cái riêng gốc); sống lâu năm, có thể sống 100 năm. Cây trồng giữ được 10 - 20 năm; thân ra hàng năm; thân cuốn theo chiều kim đồng hồ, vươn cao đến 10m. Hoa đực mọc thành chùm, mọc đối. Hoa cái ra từng cặp đôi, ở kẽ lá, dưới dạng nón hình trứng, mỗi nón 20 - 60 hoa. Ở gốc mỗi lá bắc, có những hạch màu vàng tiết ra thứ nhựa dầu, đem phơi nắng hoặc cho sấy khô; cho chất bột thơm lupulin, dùng trong công nghệ rượu bia. Chỉ có cây Hoa bia cái mới có giá trị kinh tế. Năng suất cây trồng, mỗi héc ta: 8 - 10 tạ nón khô (kể từ năm thứ ba). Ở Việt Nam đã trồng thí nghiệm tại Sơn La, Lạ...

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 4)

+ Trị đại tiện ra máu (máu lẫn nhiều trong phân): Dùng đậu đen sao cháy rồi nấu nước uống hàng ngày để thanh nhiệt (uống thay nước). + Chữa sưng dịch hoàn: Lấy một chén đậu đen và một nắm cam thảo sắc với 2 bát nước còn 1 bát thì uống (cách 1 - 2 giờ uống 1 lần) trong ngày. + Chữa mộng tinh: Lấy 150 gam hạt tía tô, tán nhỏ để uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 4 gam với rượu. + Trị đái buốt: Lấy một nắm rau sam, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cho thêm ít muối hòa tan rồi uống. Uống trong nhiều ngày.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY TÍA TÔ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng hạ khí, tiêu đờm dùng chữa cảm cúm không ra mồ hôi và ho tức ngực nôn đầy. Hạt tía tô dùng chữa các bệnh ho, suyễn, táo bón và mộng tinh. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng cảm cúm, ho nặng: Bị chứng cảm cúm nhưng mồ hôi không ra lại ho đến tức ngực thì nấu cháo múc ra 1 bát còn nóng nguyên rồi trộn đều vào 10-12 gam tía tô đã rửa sạch thái nhỏ cho người bệnh ăn, sau đó trùm kín chăn cho toát mồ hôi ra. Lấy 20 gam lá tía tô tươi rửa sạch, giã thật nát cho thêm nước sôi vào rồi chắt gạn lấy khoảng 100 ml nước trong uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HẸ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây hẹ có vị tính cay, hơi chua, ôn và không độc, có công hiệu làm cho khí huyết lưu thông, giải độc, trị tức ngực, trị ung thư thực quản, buồn nôn, thổ huyết, chảy máu cam, đái ra máu, té ngã bị tổn thương, bị côn trùng độc cắn, bọ cạp cắn... MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng dương suy, thận lạnh làm đau ngang thắt lưng và lạnh hoặc chứng di tinh: Lá hẹ 150g, thịt quả hồ đào 30g (bỏ vỏ) cùng với dầu mè (vừng) xào chín, mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 1 tháng.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - MẪU ĐƠN BÌ CHỮA SƯNG GAN

* Đặc tính: Mẫu đơn bì có vị cay đắng, hơi lạnh. * Công dụng: 1. Chữa độc sưng tấy, quai bị, bắp chuối, sưng vú, viêm tỉnh hoàn (chữa các chứng máu ứ, sưng viêm phát sốt và phụ nữ đau bụng phát sốt trong khi hành kinh).

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY TRINH NỮ

* Đặc tính: - Cây trình nữ có tên khoa học là Crinum Latiolinum, hay còn gọi là tỏi lá rộng (Trung Quốc y thuật sách), lá hình dài nhỏ, hoa mọc trên một cán dài. - Cây này mọc nhiều ở các tỉnh phía Nam: Biên Hoà, Tuy Phước, có vị chát đắng, tính độc nhẹ.