Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạ Huyết Áp

THUỐC TRỪ PHONG THẤP - TANG KÝ SINH (Ramulus Loranthi)

Dùng toàn thân cây tầm gửi Loranthus parasiticus (L.) Merr. Ho Tầm gửi - Loranthaceae sống ký sinh trên cây dâu - Morus alla L. Họ Dâu tằm Moraceae. Tính vị: vị đắng, tính bình. Qui kinh: vào kính can, thận.

THUỐC TRỪ PHONG THẤP - TANG CHI (Ramulus Mori)

Là cành dâu non thu hái từ cây dâu tằm Morus allba L. Họ Dâu tằm - Moraceae đường kính không quá 1cm, sau khi thu hái, phơi qua cho mềm; sau đó thái mỏng, phơi khô, khi dùng sao vàng, hoặc trích rượu. Tính vị: vị đắng, tính bình. Qui kinh: vào 2 kinh phế và thận.

THUỐC CHỈ HUYẾT (CẦM MÁU) - HÒE HOA (Flos Sophorae)

Là nụ hoa phơi khô của cây hòe Sophora japonica L. Họ Đậu – Fabaceae. Hoè là cây thuốc được trồng nhiều ở nhiều địa phương miền bắc, đặc biệt ở Thái Thuy Thái Bình. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: vào hai kinh can, đại tràng.

THUỐC HOẠT HUYẾT - ÍCH MẪU (Herha Leonuri)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây ích mẫu - Leonurus heterophyllus Sw. Kể cả hạt (sung uý tử) của nó. Họ Hoa môi – Lamiaceae. Tính vị: vị cay, hơi đắng, tính mát. Quy kinh: can và tâm bào.

THUỐC HOẠT HUYẾT - CÂY ĐƠN HOA ĐỎ (Hoa đơn đỏ - Radix folium et flos Ixorae)

Dùng rễ, cành, lá hoa của cây đơn Ixora coccinea L. Họ Cà phê – Rubiaceae. Tính vị: vị ngọt, tính mát. Quy kinh: can, phế.

THUỐC HOẠT HUYẾT - NGƯU TẤT (Radix Archiranthis bidentae)

Dùng rễ của cây ngưu tất - Achiranthes bidenta Blume. Họ Rau giền – Amaranthaceae. Tính vị: vị đắng, chua, tính bình. Quy kinh: vào 2 kinh can và thận.

THUỐC PHÁ KHÍ GIÁNG NGHỊCH - THỊ ĐẾ (Tai quả hồng - Calyx Kaki)

Là tai hồng (đài quả) của cây hồng Diospyros Kaki L.ƒ. Họ thị Ebenaceae. Tính vị: vị đắng, chát. Tính bình Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT - MỘC HƯƠNG (Radix Sausurea lappae)

Là rễ của cây vân mộc hương Saussurea lappa Clarke. Họ Cúc – Asteraceae. Tính vị: vị cay, đắng, tính ấm. Quy kinh: vào kinh phế, can, tỳ.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - LIÊN TÂM (Embrio Nelumbinis)

Là cây mầm có mầu xanh nằm trong hạt sen. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào kinh tâm.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - CÂU ĐẰNG (Ramulus cum uncus Uncariae)

Dùng toàn thân có móc của cây câu đằng Uncaria rhynchophylla (Mig) Jaek. Họ cà phê Rubiaceae. Tính vị: vị ngọt. Tính hơi hàn. Quy kinh: vào kinh can, tâm và tâm bào lạc.

THUỐC THANH PHẾ CHỈ KHÁI - CÓC MẲN (Nga bất thực thảo, Thanh minh thái - Herba Centipedae)

Dùng toàn cây khi có hoa của cây cóc mẳn - Centipeda ninima L. Hạ Cúc Asteraceae. Thường thu hái khi cây ra hoa, trừ bỏ tạp chất có thể dùng tươi hoặc khô. Tính vị: vị đắng, cay, tính ấm. Quy kinh: phế, can.

THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT - MẪU ĐƠN BÌ (Radix Paeoniae)

Dùng rễ của cây mẫu đơn Paeonia suffruticosa Andr. Họ Mao lương - Ranunculaceae. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, thận.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - THẢO QUYẾT MINH (Semen Cassiae)

Là hạt của cây thảo quyết minh, cây muồng ngủ: Cassia tora L. Hạ Vang - Caesalpiniaceae. Tính vị: vị ngọt, đắng. Tính hơi hàn. Quy kinh: can, đởm, thận.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - LONG ĐỞM THẢO (Radix Gentianae)

Là rễ của cây long đởm Gentiana scabra Bge, G.manshurica Kitag. Họ long đởm - Gentianaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào kinh can, đởm, bàng quang.

THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HOẢ - HẠ KHÔ THẢO (Spica Prunellae)

Bông quả đã phơi sấy khô của cây hạ khô thảo Prunella vulgaris L. Họ Hoa môi - Lamiaceae. Tính vị: vị đắng, cay; tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh can, đởm.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - MÀN KINH TỬ (Fructus Viticis)

Dùng quả chín phơi khô của cây màn kinh tử Vizex trifolia L. Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae Tính vị: vị đắng, cay. Tính hơi hàn Quy kinh: vào 3 kinh can, phế, bàng quang

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - CÁT CĂN (Radix Pueraiae)

Dùng rễ đã qua chế biến, khô của cây sắn dây Pueraria thomsoni Benth. Họ Đậu Fabaceae. Tính vị: vị ngọt, cay, tính bình. Cát căn mọc hoang tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ vị.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - CÚC HOA (Flos Chrysanthemi)

Dùng hoa của cây cúc Chrysanthemum indicum L. Họ Cúc - Asteraceae. Có thể dùng cả hai loại hoa trắng và hoa vàng. Thông thường dùng loại cúc hoa vàng Tính vị: vị ngọt, đắng, tính bình. Quy kinh: phế, can, tâm, đởm, vị, tỳ, đại tràng, tiểu tràng, 8 kinh.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - TANG DIỆP (Folium Mori)

Lá cây dâu: Morus alba L. họ dâu tằm Moraceae. Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh can, phế, thận. Công năng chủ trị: - Giải cảm nhiệt, dùng đối với bệnh cảm nhiệt, biểu hiện miệng khát, sốt cao, đau đầu, ho khan, có thể dùng với các vị khác; trong bài tang cúc ẩm như: tang diệp 2g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g, sắc uống. - Cố biểu, liễm hãn: dùng trong các trường hợp nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, ra mồ hôi ở lòng bàn tay, có thể dùng tang diệp 300g, mẫu lệ (nung) 150g.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lạc

a. Thành phần và tác dụng Lạc là loại hạt giàu dinh dưỡng, chứa khoảng 26% protein, gấp đôi lúa mì, gấp 3 lần gạo tẻ. Lạc giàu chất béo, chứa khoảng 40%, trong đó chủ yếu là các axit béo chưa no gồm: axit dầu, axit lạc, axit dầu cọ, chất béo glyxerin, tạo thành dầu thực vật cần thiết trong ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, trong lạc còn chứa vitamin C, các chất khoáng, canxi, lân, sắt. Nhiệt lượng mà lạc cung cấp cao hơn các loại thực phẩm khác. Lạc so với sữa cao 20%, so với trứng gà cao hơn 40%. Ngoài ra các chất vitamin B₂, canxi, lân, đều cao hơn sữa, trứng gà và thịt. Chất lân, vitamin, axit amin, kiềm mật đều cao. Protein trong lạc có chứa axit amin mà cơ thể cần thiết, tỷ lệ sử dụng đạt được trên 98%, trong đó axit amin có thể ngăn cơ thể sớm lão hoá và nâng cao trí lực cho trẻ, axit amin ngũ cốc và axit amin thiên môn đông, có thể thúc đẩy tế bào não phát triển và làm tăng trí nhớ. Theo nghiên cứu, trong dầu lạc chứa nhiều vitamin E, có khả năng phân giải cholesterol thành ...