Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoạt Huyết

THUỐC BỔ HUYẾT - ĐƯƠNG QUY (Radix Angelicae sinensis)

Dùng rễ của cây đương quy - Angelica sinensis (Oliv) Diels. Họ Hoa tán - Apiaceae. Tính vị: vị ngọt, hơi đắng, tính ấm. Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, tỳ.

THUỐC PHÁ HUYẾT - TÔ MỘC (Lignum sappan)

Dùng gỗ của cây tô mộc - Caesalpinia sappan L. Họ Đậu – Fabaceae. Tính vị: vị ngọt mặn, tính bình. Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, tỳ.

THUỐC PHÁ HUYẾT - NGA TRUẬT (Rhizoma Zedoariae)

Dùng củ phơi khô của cây nga truật - Curcuma zedoaria Rose. Họ Gừng Zingiberaceae. Tính vị: vị đắng, cay, tính ấm. Quy kinh: vào kinh can.

THUỐC PHÁ HUYẾT - KHƯƠNG HOÀNG (Rhizoma Curcumae longae)

Là củ cái của cây nghệ - Curcuma longa L. Họ Gừng – Gingiberaceae. Tính vị: vị đắng, cay ngọt, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh tâm, phế, can.

THUỐC HOẠT HUYẾT - KÊ HUYẾT ĐẰNG (Caulis Mucunae, Caulis Sargentodoxae)

Là thân dây leo của cây kê huyết đằng - Sargentodoxa cubeata (Oliv). Họ Đậu – Fabaceae. Tính vị: vị đắng, hơi ngọt, tính ấm. Quy kinh: vào hai kinh can, thận.

THUỐC HOẠT HUYẾT - HỒNG HOA (Flos Carthami)

Dùng hoa phơi khô của cây hồng hoa - Carthamus tinctorius L. Họ Cúc -  Asteraceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh tâm, can.

THUỐC HOẠT HUYẾT - NHŨ HƯƠNG (Olibanum - Gummi resina olibanum)

Là chất gôm nhựa được lấy từ các cây nhũ hương - Boswellia carterii Birdw B. Bhau Dajiana Birdw. Họ Trám - Burseraceae. Tính vị: vị đắng, tính ôn. Quy kinh: tâm, tỳ, can.

THUỐC HOẠT HUYẾT - CỐT KHÍ CỦ (Hổ trượng - Radix Polygoni cuspidati)

Rễ của cây cốt khí củ Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc. Họ Rau răm Polygonaceae. Tính vị: vị đắng. Tính ấm. Quy kinh: can, tâm bào.

THUỐC HOẠT HUYẾT - ÍCH MẪU (Herha Leonuri)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây ích mẫu - Leonurus heterophyllus Sw. Kể cả hạt (sung uý tử) của nó. Họ Hoa môi – Lamiaceae. Tính vị: vị cay, hơi đắng, tính mát. Quy kinh: can và tâm bào.

THUỐC HOẠT HUYẾT - XUYÊN KHUNG (Rhizoma Ligustici wallichii)

Là thân rễ phơi khô của cây xuyên khung Ligusticum wallichii. Franch. Họ Hoa tán – Apiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 3 kinh can, tâm bào.

THUỐC HOẠT HUYẾT - CÂY ĐƠN HOA ĐỎ (Hoa đơn đỏ - Radix folium et flos Ixorae)

Dùng rễ, cành, lá hoa của cây đơn Ixora coccinea L. Họ Cà phê – Rubiaceae. Tính vị: vị ngọt, tính mát. Quy kinh: can, phế.

THUỐC HOẠT HUYẾT - ĐÀO NHÂN (Semen Persicae)

Là nhân hạt quả cây đào - Prunus persica Stokes. Họ Hoa hồng Rosaceae. Tính vị: vị đắng, ngọt, tính bình. Quy kinh: nhập vào 2 kinh can và thận.

THUỐC HOẠT HUYẾT - NGƯU TẤT (Radix Archiranthis bidentae)

Dùng rễ của cây ngưu tất - Achiranthes bidenta Blume. Họ Rau giền – Amaranthaceae. Tính vị: vị đắng, chua, tính bình. Quy kinh: vào 2 kinh can và thận.

THUỐC HOẠT HUYẾT - ĐAN SÂM (Radix Salviae multiorrhizae)

Đan nghĩa là đơn là đỏ, vì cây sâm này có rễ màu đỏ, rễ cây đan sâm Salvia multiorrhiza Bunge. Họ Hoa môi Lamiaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh tâm, can.

THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT - XÍCH THƯỢC (Radix Paeoniae)

Dùng rễ cây xích thược - Paeonia veichii Lynch hoặc P.lactiflora Paull. Họ Mao lương - Ranunculaceae. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: nhập vào can, tỳ.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - MẦN TƯỚI (Herba Eupatorii Staechadosmi)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây mần tưới - Eupatorium staechadosmum Hance. Họ Cúc - Asteraceae. Tính vị: vị hơi đắng, ngọt, tính bình. Quy kinh: vào kinh can, tỳ, phế, thận.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - MẬT GẤU (Hùng đởm - Fel. Ursi)

Dùng mật phơi khô của gấu ngựa hoặc gấu chó... Ursus sp. Họ Gấu Ursidae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh can, tâm, đởm.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - ĐẠI HỒI (Fructus Anisi Stellati)

Là quả chín phơi của cây đại hồi, bát giác hồi hương Illiciumn verum Hook.f. Họ Hồi Illiaceae. Tính vị: vị cay, hơi ngọt, tính nhiệt. Quy kinh: vào can thận, tỳ, vị.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - HÀNH (Herba Allii fistulosi - Thông bạch)

Dùng toàn thân cây hành Allium fistulosum L. Họ Hành Liliaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: quy 2 kinh vị và phế. Công năng chủ trị: - Làm ra mồ hôi, dùng trong bệnh cảm hàn, sốt mà không ra mồ hôi. Dùng riêng ăn với cháo nóng, hoặc phối hợp với đậu xị, mỗi thứ 12g. - Hoạt huyết thông dương khí; dùng trong các trường hợp huyết ứ trệ; khi cảm quá nặng dẫn đến cấm khẩu. - Kiện vị giảm đau, dùng trong trường hợp bụng đầy trướng đau, đại tiện lỏng, thường phối hợp với can khương. - Lợi tiểu tiện: trường hợp bí tiểu tiện, sao hành củ với cám nóng, giã giập rồi đắp ở vùng bàng quang: hoặc đối với người bệnh sau khi mổ mà bí tiêu tiện, dùng hành giã nát hoà với giấm thanh, đắp băng vùng rốn, cũng có thể sắc lấy nước mà uống. - Cố thận, chữa di tinh: dùng hành nấu với cháo, ăn nhiều lần trong ngày. - Sát khuẩn diệt ký sinh trùng.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGHỆ TÂY

Tên khác: Tây Hồng hoa; Phiên Hồng hoa, Tạng Hồng hoa. Tên khoa học: Crocus sativus L. Họ La dơn (Iridaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Nam Âu, Tiểu Á và Iran. Trung Quốc, Indonesia có trồng. Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, có thân hành; đáng đẹp. Hoa màu tím đẹp, hình ống; sau đột nhiên nở rộng ra. Cây thường ra hoa trước khi ra lá. Lá hình dải hẹp, hợp lại thành bó. Quả nang. Mùa hoa: tháng 11.