Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Làm Thuốc Ngủ-An Thần-Trấn Kinh

THUỐC TRỪ PHONG THẤP - HY THIÊM

Dùng bộ phận trên mặt đất phơi khô của cây hy thiêm – Siegesbeckia orientalis. Họ Cúc - Asteraceae. Tính vị: vị đắng cay, tính ấm. Qui kinh: vào kinh can và thận.

THUỐC BỔ HUYẾT - LONG NHÃN (Arillus longanae)

Là áo hạt (qua chế biến) của quả cây nhãn - Euphoria longana Lamk. Họ Bồ hòn - Sapindaceae. Nhãn được trồng ở nhiều vùng trong nước ta. Dùng chế biến long nhãn người ta thường chọn loại nhãn nước, nhãn lồng, nhãn quả to, cùi dày, mọng và ngọt. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Qui kinh: tâm, tỳ.

THUỐC BỔ HUYẾT - TỬ HÀ SA (rau thai nhi - Plasenta Hominis)

Trước hết cần chọn rau ở người khỏe manh, không có tiền sử của các bệnh truyền nhiễm (lao, giang mai v.v..), rau thai được chọn phải là cuống nhỏ, rau nhỏ, bề mặt rau trơn bóng, hồng nhuận. Sau đó phải qua một quá trình chế biến như chưng đồ, sấy. Tính vị: vị ngọt, mặn, tính ấm. Qui kinh: vào hai kinh can thận.

THUỐC BỔ HUYẾT - TANG THẦM (Quả dâu chín - Fructus Mori)

Là quả chín của cây dâu tằm - Morus alba L. Họ Dâu tằm – Moraceae. Tính vị: vị ngọt, chua, tính ấm. Qui kinh: vào 2 kinh can và thận.

THUỐC BỔ HUYẾT - HÀ THỦ Ô ĐỎ (Radix Polygoni multiflori)

Dùng rễ của cây hà thủ ô đỏ - Polygonum multiflorum Thunb. Họ Rau răm - Polygonaceae là cây cỏ mọc hoang tương đối nhiều ở một số huyện của Hoàng Liên Sơn, hiện nay đã trồng bước đầu có kết quả. Tính vị: vị đắng, chát, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh can, thận.

THUỐC HOẠT HUYẾT - ĐAN SÂM (Radix Salviae multiorrhizae)

Đan nghĩa là đơn là đỏ, vì cây sâm này có rễ màu đỏ, rễ cây đan sâm Salvia multiorrhiza Bunge. Họ Hoa môi Lamiaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh tâm, can.

THUỐC BỔ KHÍ - ĐẠI TÁO (Fructus Zizyphi sativae)

Là quả đã được chế biến của cây táo Zizphus sativa Mill. Họ Táo ta - Rhamnaceae. Tính vị: vị ngọt, tính hơi ôn. Quy kinh: tỳ, vị.

THUỐC PHƯƠNG HƯƠNG KHAI KHIẾU - XƯƠNG BỒ (Rhizoma Acori)

Dùng thân rễ phơi khô qua chế biến của các loại thạch xương bồ và thuỷ xương bồ. Dùng thân rễ của hai loại thạch xương bồ lá to - Acorus gramineus Soland. bar. macrospadiceus (A. tatarinowii Schott) Thạch xương bồ lá nhỏ - Acorus gramineus var. variegatus Hort. Thạch xương bồ lá nhỏ, dùng lá - Acorus grimineus var. pusillus Sieb, Thân rễ của cây thuỷ xương bồ - Acorus calamus L. var. angustatus Bess, Họ Ráy – Araceae.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - NGẢI TƯỢNG (Bình vôi-Radix Stephaniae rotudae)

Dùng củ của nhiều cây bình vôi Stephania rotunda Lour. Họ Tiết dê Menispermaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: tâm, can, tỳ.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - LIÊN TÂM (Embrio Nelumbinis)

Là cây mầm có mầu xanh nằm trong hạt sen. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào kinh tâm.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - LẠC TIÊN (Hồng Tiên-Herba Passitflorae)

Là cây, lá, hoa của cây lạc tiên Passiflora foetida L. Họ Lạc tiên – Passifloraceae. Tính vị: vị ngọt, tính mát. Quy kinh: vào 2 kinh tâm, can.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - VIỄN CHÍ (Radix Polygalae)

Dùng rễ bỏ lõi của cây viễn chí - Polygala tenuifola Willd (viễn chỉ lá nhỏ) P. sibirica L (viễn chí lá trứng). Họ Viễn chí Polygalaceae. Tính vị: vị đắng, cay, tính ấm. Quy kinh: vào kinh tâm và thận.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - VÔNG NEM (Hải đồng bì, Thích hồng bì-Folium Erythrinae)

Dùng lá tươi hoặc phơi khô, bỏ cuống của cây Erythrina variegata L. Họ Đậu – Fabaceae. Ngoài ra còn dùng vỏ cây, cao bỏ lớp vỏ thô bên ngoài, rửa sạch thái mỏng, phơi khô. Hạt sao thơm. Tính vị: lá và vỏ cây vị đắng, chát, tính bình. Quy kinh: vào kinh tâm.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - BÁ TỬ NHÂN (Semen Thujae orientalis)

Là hạt của cây trắc bá - Thujae orientalis (L.) Endl Biota orientalis Endl. Họ Hoàng đàn Cupressaceae. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: vào 2 kinh tâm, vị.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - TOAN TÁO NHÂN (Semen zizuphi jujubae)

Là nhân hạt táo của cây táo - Ziziphus jujuba Lamk. Họ Táo ta Rhamnaceae. Tính vị: vị chua, tính bình. Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, đởm, và tỳ.

THUỐC TRỌNG TRẤN AN THẦN - LONG CỐT (Os Draconis)

Là xương đã hoá thạch của các loại xương động vật có vú cổ đại, nếu là răng của chúng thì gọi là long xỉ. Tính vị: vì ngọt, tính bình. Quy kinh: vào 2 kinh tâm, can.

THUỐC TRỌNG TRẤN AN THẦN - CHU SA (Thần sa, đơn sa - Cinnabaris)

Là chất quặng, có thành phản là HgS, cho nên khi sử dụng không nên dùng lửa sao trực tiếp vì HgS sẽ phân tích cho Hg nguyên tố gây độc với cơ thể bệnh nhân. Trong chế biến người ta dùng phương pháp thủy phi để tạo ra dạng bột mịn. Tính vị: vị ngọt. Tính hơi hàn, có độc. Quy kinh: vào kinh tâm.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - CÂU ĐẰNG (Ramulus cum uncus Uncariae)

Dùng toàn thân có móc của cây câu đằng Uncaria rhynchophylla (Mig) Jaek. Họ cà phê Rubiaceae. Tính vị: vị ngọt. Tính hơi hàn. Quy kinh: vào kinh can, tâm và tâm bào lạc.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - LINH DƯƠNG GIÁC

Là sừng con sơn dương, con dê rừng Capri cornis Suniafrensis. Họ Sừng rỗng – Bovidae. Tính vị: vị mặn, tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh tâm và can.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - MẪU LỆ (Concha Ostreae)

Là vỏ xác của loài nhuyễn thể (vỏ trai) Ostrea Sp. Ví dụ: Ostrea rivularis Gould. Họ Mẫu lệ - Ostreidae. Tính vị: vị mặn, sáp. Tính hơi hàn. Quy kinh: vào các kinh can, vị, đởm, thận.