Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc Giải Biểu Cay Mát

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - THĂNG MA (Radix Cimiclfugae)

Dùng rễ của cây thăng ma Cimicifuga foetida L, C.dahurica (Turcz) Maxim.  Họ Mao lương Ranunculaceae.  Còn dùng rễ của cây quả nổ làm vị thăng ma nam. Tính vị: vì ngọt, cay, hơi đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh phế, vị, đại tràng.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - SÀI HỒ (Radix Bupleuri)

Dùng rễ và lá của cây sài hồ Buplerum sinense DC. Họ Hoa tán Apiaceae. Ngoài ra còn dùng rễ cây lức hoặc rễ cây cúc tần làm vị Nam sài hồ. (Radix plucheae pteropodae). Họ cúc Asteraceae. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: nhập vào các kinh can, đởm, tâm bào lạc và tam tiêu.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - THANH CAO (Herba Aretemisiae apiaceae)

Dùng cành và lá của cây thanh cao Artemisia apiaceae Hance. Họ Cúc Asteraceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào hai kinh can và đởm.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - PHÙ BÌNH (bèo cái - Herba Pistiae)

Dùng cây bèo cái Pistia stratiotes L. Họ Ráy Araceae. Loại phía mặt có lá mầu xanh, phía dưới có màu tía thì tốt hơn. Tính vị: vị cay, tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh phế, thận.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - MÀN KINH TỬ (Fructus Viticis)

Dùng quả chín phơi khô của cây màn kinh tử Vizex trifolia L. Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae Tính vị: vị đắng, cay. Tính hơi hàn Quy kinh: vào 3 kinh can, phế, bàng quang

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - CÁT CĂN (Radix Pueraiae)

Dùng rễ đã qua chế biến, khô của cây sắn dây Pueraria thomsoni Benth. Họ Đậu Fabaceae. Tính vị: vị ngọt, cay, tính bình. Cát căn mọc hoang tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ vị.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - CÚC HOA (Flos Chrysanthemi)

Dùng hoa của cây cúc Chrysanthemum indicum L. Họ Cúc - Asteraceae. Có thể dùng cả hai loại hoa trắng và hoa vàng. Thông thường dùng loại cúc hoa vàng Tính vị: vị ngọt, đắng, tính bình. Quy kinh: phế, can, tâm, đởm, vị, tỳ, đại tràng, tiểu tràng, 8 kinh.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - TANG DIỆP (Folium Mori)

Lá cây dâu: Morus alba L. họ dâu tằm Moraceae. Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh can, phế, thận. Công năng chủ trị: - Giải cảm nhiệt, dùng đối với bệnh cảm nhiệt, biểu hiện miệng khát, sốt cao, đau đầu, ho khan, có thể dùng với các vị khác; trong bài tang cúc ẩm như: tang diệp 2g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g, sắc uống. - Cố biểu, liễm hãn: dùng trong các trường hợp nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, ra mồ hôi ở lòng bàn tay, có thể dùng tang diệp 300g, mẫu lệ (nung) 150g.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - NGƯU BÀNG TỬ (Fructus Aretii)

Vị thuốc chính là cây quả ngưu bàng; ngoài ra còn dùng các bộ phận khác như họa, lá, rễ của cây ngưu bàng Arctium lappa L. họ Cúc Asteraceae. Cây mọc hoang ở một số tỉnh miền núi nước ta. Tính vị: vị cay, đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh phế và vị.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - THUYỀN THOÁI (Periostracum Cicadae - xác ve sầu)

Là xác lột của con ve sầu Cryptotympana pustulata Fabricius. Họ ve sầu Cicadae. Tính vị: vị mặn, tính hàn. Quy kinh: vào hai kinh phế và can. Công năng chủ trị:

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - BẠC HÀ (Herba Menthae)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây bạc hà Việt Nam Mentha arvensis L. Họ Hoa môi - Lamiaceae. Tính vị: vị cay, tính mát. Qui kinh: vào 2 kinh phế và can.