Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc Thanh Nhiệt Giải Độc

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (Herba Oldenlandiae)

Vị thuốc là toàn cây của cây bạch hoa xà thiệt thảo - Oldenlandia difusa (Willd) Roxb. Họ Cà phê Rubiaceae. Tính vị: vì ngọt, nhạt, tính lương.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - LIÊN KIỀU (Fructus Forsythiae)

Quả phơi khô bả hạt của cây liên kiều Forsythia suspensa. Vahl. Họ Nhài -  Oleaceae. Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi hàn. Quy kinh: vào 2 kinh tâm, phế.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - NGƯ TINH THẢO (Cây diếp cá - Herba Houttuyniae cordatae)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây Houttuynia cordata Thunb. Họ lá giấp Saururaceae. Tính vị: vị cay chua, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh phế, đại tràng, bàng quang.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - THANH ĐẠI (Bột chàm - Indigo pulverata levis)

Bột chàm - Indigo pulverata levis chế từ tây chàm - Indigofera tinctorta L. Họ Đậu - Fabaceae. Hoặc cây nghể chàm - Polygonum tinctorium Lour. Họ Rau răm - Polygonaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào kinh can.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - BỒ CÔNG ANH (Rau diếp dại - Pars aerea Lactucae indicae)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây bồ công anh Lactuca indica L., hoặc cây Taraxacum officinale Wigg. (còn gọi là bồ công anh Trung Quốc). Họ Cúc Asteraceae. Cả hai cây này đều mọc hoang hoặc được trồng ở hầu hết các địa phương. Riêng cây bồ công anh Trung Quốc mọc nhiều ở vùng núi nước ta như Sa Pa (Lào Cai). Tính vị: vị đắng, ngọt, tính hàn. Quy kinh: vào hai kinh can và tỳ.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - MẬT GẤU (Hùng đởm - Fel. Ursi)

Dùng mật phơi khô của gấu ngựa hoặc gấu chó... Ursus sp. Họ Gấu Ursidae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh can, tâm, đởm.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - KIM NGÂN HOA (Nhẫn đông hoa - Elos Lonicerae)

Dùng hoa phơi khô của cây kim ngân Lonicera japonica Thunb. Họ Kim ngân Caprifoliaceae. Hoặc một số loài Lonicera khác. Ngoài ra còn dùng dây cành, lá kim ngân (kim ngân đằng) để làm thuốc. Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 4 kinh phế, vị, tâm tỳ.