Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA BƯỚM

Tên khác: Panxê, Tam sắc cẩn (cây hoa tím nhạt), Hồ điệp hoa. Tên khoa học: Viola trieolor L. Họ Hoa Tím (Violaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Âu, sau được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Hoa cánh mỏng, nhiều màu sắc, trông như hình bướm đậu. Cây được nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, trồng ở vườn hoa công viên làm cảnh. Ở một số nước, cây còn dùng làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA BAN

Tên khác: Cây lão bạch hoa, Dương đề giáp (Móng dê). Tên khoa học: Bauhinia variegata Lin. Họ Vang (Caesalpiniaceae). Nguồn gốc: Cây nguyên sản ở châu Á lục địa, mọc hoang và được trồng ở vùng Tây Bắc Việt Nam; là cây hoa đẹp đặc trưng cho rừng Tây Bắc. Cây thuộc chi của cây Móng bò Bauhinia L. họ Vang, chi này có cây với lá hai thùy có hoa to, dẹt, màu trắng hoặc màu hoa cà (la văng). Cây hoa Ban phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc và có trồng ở Indonesia làm cảnh.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY CHÂN MÈO

Tên khác: Miêu túc, cây Cúc bất tử (trắng, đỏ) Tên khoa học: Antennaria dioica Gaertn. [gnaphalium dioecum L.]; Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Âu, Bắc Á, Bắc Mỹ, cùng chi với cây rau khúc tẻ (Gnaphalium indicum) và Rau khúc nếp (Gnaphalium luteo-album L.).

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BÓNG NƯỚC

Tên khác: Phượng tiên thảo, (hạt là Cấp tính tử). Tên khoa học: Impatiens balsamina L. Họ Bóng Nước (Balsaminaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Đông Nam Á, được trồng làm cảnh và làm thuốc ở Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Bóng nước là cây cảnh nhỏ, hoa thường màu đỏ, quả chín nứt thành mảnh xoắn tung hạt đi xa. Cây thường mọc hoang dọc theo dòng suối, bờ ruộng và vùng đất lầy; thường được trồng.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BẰNG LĂNG TÍA

Tên khác: Săng lẻ, Bằng lăng ổi, Rơ gia, Tồruon (Ba Na). Tên khoa học: Lagerstroemia caliculata Kurz. Họ Tử Vi (Lythraceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang từ Thanh Hoá, Nghệ An, dọc Trường sơn, vào Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh (Việt Nam); cây còn có ở Lào, Cămpuchia.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BẰNG LĂNG NƯỚC

Tên khác: Cây Tử vi tàu Tên khoa học: Largerstroemia speciosa Pers. [Lagerstroemia flos reginae Retz]. Họ Tử vi (Lythraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á, phân bố ở các nước Việt Nam, Lào, Cămpucbia, Thái Lan, Ấn Độ, Srilanka, Philippin. Cây mọc hoang ở Indonesia (trong rừng Java); Ôxtrâylia.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM QUỲ

Tên khoa học: Malva sylvestris L. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc ở châu Âu, ở Tây Á Trung Á và được trồng phổ biến ở châu Âu - Đức, Pháp, Nam Tư (cũ) và Hungari. Mô tả: Cây thảo cao khoảng 1 m, ít nhiều có lông: lá tròn, có khía chân vịt, chất mềm. Hoa to, thuỷ hình nêm, có khía mép; màu đẹp hồng tim tím có vân đỏ. Quả bế tụ; màu hơi vàng.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM CHƯỚNG THƠM

Tên khác: Cẩm Chướng, Thạch Trúc Hương, Hồng Mậu Thảo. Tên khoa học: Dianthus caryophyllus L.. Họ Cẩm Chướng (Caryophyliaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Địa Trung Hải; Cấm chướng thơm được trồng phổ biến ở Pháp, châu Âu. Ngày nay, cây vừa cho hoa thơm, đẹp, vừa dùng làm thuốc. Cẩm chướng thơm được nhập từ Pháp vào Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX, thường dùng làm cây cảnh; cây được ưa chuộng và trồng nhiều ở Hà Nội và Đà Lạt.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM CHƯỚNG HOA MĨ

Tên khác: Cẩm chướng tuyệt đẹp, Tráng lệ, Củ mạch, Đại lan, Trúc tiết thảo, Đại cúc. Tên khoa học: Dianthus superbus L. Họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae) Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, mọc ở trong bụi cỏ, sườn đồi hoặc khe nứt. Cây thường phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM CHƯỚNG GẤM

Tên khác: Thạch Trúc, Cẩm chướng hoa kép, Lạc dương hoa. Tên khoa học: Dianthus chinensis L. Họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae). Nguồn gốc: Cẩm chướng gấm, nguồn gốc Trung Quốc; nhập trồng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, để làm cây cảnh, với hoa thơm mắt, màu sắc đẹp, trồng ngoài vườn hay trong chậu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BỤP DẤM (BỤP GIẤM)

Tên khác: Đay Nhật Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa L. [Sabdariffa Kostel., Sida sabdariffa L.]. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới; được trồng nhiều ở Indonesia, Srilanka, Ấn Độ, Thái Lan, Băng la đét, Việt Nam, châu Mỹ và châu Phi nhiệt đới để lấy sợi ở thân và lấy đài hoa làm thuốc. Ở Việt Nam, trước đây trồng đay Nhật lấy sợi và sau này từ năm 1990, phát triển trồng để lấy sợi và lấy đài hoa để dùng ở trong nước và xuất khẩu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BÔNG GẠO

Tên khác: Mộc miễn Tên khoa học: Gossampinus malabarica (DC.) Merr. Họ Bông gạo (Bom bacaceae). Nguồn gốc và mô tả: Cây nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng ở Đông Nam Á, (ở độ cao 1 - 900 m) như Việt Nam, Indonesia. Ở Indonesia, cây Bông gạo là loại cây gỗ to, cao tới 15 m; hoa to màu đỏ, có khi chuyển thành da cam hay màu vàng. Vỏ và thân cây chứa tanin và sợi. Cây Bông gạo ở Việt Nam, mọc hoang ở miền đồi núi và được trồng ở 2 bên đường; cây lấy gỗ và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BỒ HOÀNG (PHẤN HOA)

Tên khác: Cỏ nến, Bông nến, Hương bồ, Bồ hoàng bao dài (Trường bao hương bồ) Tên khoa học: Typha angustata Bory et Chaub. Họ Cỏ nến (Typhaceae). Nguồn gốc: Cỏ nến mọc hoang khắp nơi trên thế giới; ở Việt Nam cỏ nến mọc hoang nhiều ở bờ ao, ven hồ và đầm lầy.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BẠCH MAI

Tên khác: Mai, Mắc mòi (Tày), Má pheng (Thái), Xuân mai, Đào mai, Hồng mai, Hắc mai, Mai, Mơ. Tên khoa học: Flos Mume et Fructus Mume (Prunus mume (Sieb.) Sieb. et Zucc. Họ hoa hồng (Rosaceae).

Cây Hoa Chữa Bệnh - ANH ĐÀO HIMALAYA

Tên khác: Anh Đào Đà Lạt, Vân Nam Âu Lý Tên khoa học: Prunus cerasoides D.Don. Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Loài cây Anh Đào nguyên sản ở dãy núi cao Himalaya, ở Trung Á, chạy dài giữa Ấn Độ và Tây Tạng, qua Pakistan, Nepal và Butan. Loài Anh Đào này mọc hoang phân bố từ Tây Tạng xuống đến miền Nam Trung Quốc và Đông Dương (Thái Lan, Lào, Việt Nam). Ở Việt Nam, Anh đào mọc trên vùng núi cao miền Bắc: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng tới Ninh Bình. Cây được trồng nhiều ở Đà Lạt (Lâm Đồng) để thu lấy quả chín, chủ yếu dùng trong nước.

Cây Hoa Chữa Bệnh - ANH ĐÀO CHÂU ÂU

Có nhiều loài Anh đào ở xứ ôn đới châu Âu; họ Hoa Hồng, chi Prunus. Sau đây là một số loài làm thuốc tây y: ANH ĐÀO QUẢ CHUA Tên khoa học: Prunus cerasus L; Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc vùng Tiểu Á, Đông Nam Âu, thành phố Cerasusa bên bờ Hắc Hải. Thành phố và cây này cùng tên là Anh đào. ANH ĐÀO QUẢ NGỌT Tên khoa học: Prunus avium L. var. Julliana. Họ Hoa Hồng (Rosaceae).

Cây Hoa Chữa Bệnh - ANH ĐÀO

Tên khác: Hàm đào, Kinh đào, Chu đào, Tử anh, Lạp anh, Anh châu, Sơn anh... Tên khoa học: Prunus pseudo-cerasus Lindl (Prunus pauciflora Bunge). Họ Hoa Hồng (Rosaceae) Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á, mọc nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản, nơi được coi như đất nước của (Sakura) Anh đào, Cây phân bố tại nhiều tỉnh ở Trung Quốc (Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, An Huy, Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Sơn Tây v.v...).

ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY HOA CHỮA BỆNH

1. LỊCH SỬ CÂY HOA LÀM THUỐC VÀ THỰC PHẨM 1. Hoa trị liệu pháp có cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nghĩa hẹp là dùng riêng hoa để chữa bệnh, nghĩa rộng là dùng cây hoa để chữa hệnh và nâng cao sức khoẻ con người, không nhất thiết là trực tiếp chỉ dùng hoa mà còn dùng rễ để làm thuốc (như cây hoa Thược dược). Tuệ Tĩnh, Lãn Ông cũng thường dùng hoa để chữa bệnh. Nói về tác dụng của hoa Kim ngân, quyển “Lĩnh Nam bản thảo” của Lãn Ông đã ghi: “Uống vào tiêu độc hay vô kể, mới tụ thị tan, lâu phá thông”.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 9)

+ Chữa phù thũng, viêm sưng: - Chân bị sưng phù, dùng ngón tay ấn xuống thấy thịt da lõm vào, lấy một nắm gạo tẻ nấu với một bó rau sam ăn cả nước lẫn cái. Ăn trong vài ngày. - Bị hơi sưng, đau nhức (do bị đánh hoặc ngã...) ở lưng và hai bên sườn thì lấy khoảng 200g đậu đen sao chín rồi sắc với khoảng 300ml rượu, còn lại 200ml thì chia uống làm nhiều lần. Hoặc lấy khoảng 300g đậu đen, tầm ướt, sao nóng rồi lấy vải bọc lại thành hai gói chườm. - Bị chứng chân nặng, phù thì lấy một con cá chép to nấu với 100g đậu đỏ, ăn hết cả cái lẫn nước trong ngày, ăn trong vài ngày. - Chân tay bị sưng đau nhức do phải lội nước nhiều thì lấy hạt vừng giã nát nhuyễn đắp vào vài lần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 8)

+ Lợi sữa: - Lá mít sắc kỹ uống thường xuyên thay chè. - Thường xuyên ăn cơm với thức ăn chế biến từ quả mít non. - Móng giò heo nấu cháo với gạo nếp hoặc nấu với đu đủ xanh. - Dùng hạt mè nấu cháo thật nhừ, thêm muối vừa mặn cho ăn. - Vảy con trút (tê tê, xuyên sơn giáp) khoảng 20 30 cái rang với cát cho phồng, tán bột trộn cháo nếp mà ăn. - Nếu thiếu sữa do tắc tia sữa thì dùng 2 viên men rượu nghiền nhỏ, hòa với 1 lỵ rượu trắng, lấy vải mềm nhúng vào rồi bóp lên hai bầu vú cho nóng. Có thể dùng 1 nắm lá chanh sắc đặc uống dần.