Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - CÚC HOA (Flos Chrysanthemi)

Dùng hoa của cây cúc Chrysanthemum indicum L. Họ Cúc - Asteraceae. Có thể dùng cả hai loại hoa trắng và hoa vàng. Thông thường dùng loại cúc hoa vàng Tính vị: vị ngọt, đắng, tính bình. Quy kinh: phế, can, tâm, đởm, vị, tỳ, đại tràng, tiểu tràng, 8 kinh.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - TANG DIỆP (Folium Mori)

Lá cây dâu: Morus alba L. họ dâu tằm Moraceae. Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh can, phế, thận. Công năng chủ trị: - Giải cảm nhiệt, dùng đối với bệnh cảm nhiệt, biểu hiện miệng khát, sốt cao, đau đầu, ho khan, có thể dùng với các vị khác; trong bài tang cúc ẩm như: tang diệp 2g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g, sắc uống. - Cố biểu, liễm hãn: dùng trong các trường hợp nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, ra mồ hôi ở lòng bàn tay, có thể dùng tang diệp 300g, mẫu lệ (nung) 150g.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - NGƯU BÀNG TỬ (Fructus Aretii)

Vị thuốc chính là cây quả ngưu bàng; ngoài ra còn dùng các bộ phận khác như họa, lá, rễ của cây ngưu bàng Arctium lappa L. họ Cúc Asteraceae. Cây mọc hoang ở một số tỉnh miền núi nước ta. Tính vị: vị cay, đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh phế và vị.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - THUYỀN THOÁI (Periostracum Cicadae - xác ve sầu)

Là xác lột của con ve sầu Cryptotympana pustulata Fabricius. Họ ve sầu Cicadae. Tính vị: vị mặn, tính hàn. Quy kinh: vào hai kinh phế và can. Công năng chủ trị:

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - BẠC HÀ (Herba Menthae)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây bạc hà Việt Nam Mentha arvensis L. Họ Hoa môi - Lamiaceae. Tính vị: vị cay, tính mát. Qui kinh: vào 2 kinh phế và can.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - RAU MÙI (Hồ tuy - Herba Coriandri)

Dùng toàn cây, cả quả của cây mùi Coriandrum sativum L. Họ Hoa tán -  Apiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Qui kinh: vào 2 kính phế và vị. Công năng chủ trị:

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - PHÒNG PHONG (Radix Ledebouriellae seseloidis)

Dùng rễ của cây phòng phong Lygusticum seseloides Wolff. và cây xuyên phòng phong - Lygusticum bachylobum Franch hoặc thiên phòng phong Ledebourienla seleloides Wolff. Họ Hoa tán Apiaceae. Tính vị: vị cay ngọt, tính hơi ấm. Qui kinh: vào 2 kinh bàng quang, can. Công năng chủ trị:

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - BẠCH CHỈ (Radix Angelicae)

Vị thuốc là rễ của cây bạch chỉ Angelcaca dahurica Benth et Hook. Họ Hoa tán - Apiaceae là cây thuốc di thực, hiện nay đã được trồng thuần phục ở nước ta. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 3 kinh, phế, vị đại tràng. Công năng chủ trị:

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - TẾ TÂN (Herba Asari sieboldi)

Dùng toàn cây kể cả rễ của cây tế tân Asarum sieboldi và cây liêu tế tân Asarum heterotropoides E. Chum var. mandshuricum (Maxim) Kitag. Họ Mộc hương nam Aristolochiaeeae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 3 kinh thận, phế, tâm. Công năng chủ trị:

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - HƯƠNG NHU (Herba Ocimi saneti)

Dùng lá, hoa của cây hương nhu tía Ocimum sanctum L. và cây hương nhu trắng - Ocimum gratissimum L. Hạ Hoa môi Lamiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào kinh phế và vị. Công năng chủ trị:

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - HÀNH (Herba Allii fistulosi - Thông bạch)

Dùng toàn thân cây hành Allium fistulosum L. Họ Hành Liliaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: quy 2 kinh vị và phế. Công năng chủ trị: - Làm ra mồ hôi, dùng trong bệnh cảm hàn, sốt mà không ra mồ hôi. Dùng riêng ăn với cháo nóng, hoặc phối hợp với đậu xị, mỗi thứ 12g. - Hoạt huyết thông dương khí; dùng trong các trường hợp huyết ứ trệ; khi cảm quá nặng dẫn đến cấm khẩu. - Kiện vị giảm đau, dùng trong trường hợp bụng đầy trướng đau, đại tiện lỏng, thường phối hợp với can khương. - Lợi tiểu tiện: trường hợp bí tiểu tiện, sao hành củ với cám nóng, giã giập rồi đắp ở vùng bàng quang: hoặc đối với người bệnh sau khi mổ mà bí tiêu tiện, dùng hành giã nát hoà với giấm thanh, đắp băng vùng rốn, cũng có thể sắc lấy nước mà uống. - Cố thận, chữa di tinh: dùng hành nấu với cháo, ăn nhiều lần trong ngày. - Sát khuẩn diệt ký sinh trùng.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - KHƯƠNG HOẠT (Rhizoma et Radix Notopterygii)

Lá, rễ và thân của cây khương hoạt, còn gọi là xuyên khương Notopterygium incisium Ting Mss. Họ Hoa tán Apiaceae Tính vị: vị đắng cay, tính ấm. Quy kinh: bàng quang, can, thận. Công năng chủ trị:

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - TÍA TÔ (Folium Perillae)

Gồm các vị: tô diệp (lá tía tô), tô ngạnh (cành tía tô), tô tử (hạt tía tô), thu hái từ cây tía tô Perilla frutescens (L.) Britt. Họ Hoa môi Lamiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: 2 kinh tỳ và phế

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - KINH GIỚI (Herba Elsholtziae cristatae - Herba E. clliatae)

Dùng lá tươi hoặc khô ngọn có hoa (kinh giới tuệ) của cây kinh giới - Elsholtzia critata Willd (E. ciliata Thunb) Hyland. Họ Hoa mội Lamiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh phế và can.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - SINH KHƯƠNG (Gừng tươi - Rhizoma Zingiberis)

Thân rễ của cây gừng Zinagiber officinale Rose. Họ Gừng - Zingiberaceae; tươi là sinh khương, khô là can khương, qua bào chế là bảo khương, sao cháy là thán khương. Tính vị: vì cay, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh phế, vị, tỳ.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - MA HOÀNG (Herba Ephedrae)

Dùng toàn cây, bỏ rễ và đốt của cây ma hoàng Ephedra sinica Stapf. E.  equisetina Bunge. Họ Ma hoàng - Ephedraceae. Tính vị: vị cay, đắng, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh phế và bàng quang kiêm kinh tâm, đại tràng. Công năng chủ trị: - Giải cảm hàn do khả năng phát hãn, hạ nhiệt của nó thường được dùng khi cảm gió mưa lạnh, cơ thể bị sốt cao kèm theo rét run, đau đầu, nhức răng, ngạt mũi, phối hợp với quế chi, bạch chỉ... Làm thông khí phế, bình suyễn. Trường hợp khí phế tắc, dẫn đến ho, suyễn như khi bị cảm hàn có kèm ho; hoặc viêm khí quản mạn tính, hen phế quản, ho gà. Có thể phối hợp với thuốc thanh nhiệt hoá đờm. Bài ma hoàng thạch cao: ma hoàng 8g, thạch cao 4g, hạnh nhân 12g, cam thảo 4g. Trường hợp viêm khí quản cấp tính, viêm phổi có sốt cao, ho, khó thở, miệng khát có thể dùng ma hoàng 8g, hoàng cầm 12g, thạch cao 4g, cát cánh 12g, hạnh nhân 8g, bách bộ 8g, cam thảo 8g. - Lợi niệu tiêu phù thũng, dùng đối với trường hợp phù mới mắc do viêm thận cấp tính: ma hoàng 8g, liên...

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - QUẾ CHI (Ramulus Cinnamomi)

Là cành non phơi khô của một số loài quế Cinnamomun obtusifolium. Ví dụ quế quan - Cinnamomun zeylanicum Blum, quế Trung Quốc - Cinnamomun casia Blum. Họ Long não - Lauraceae. Cây quế mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh như Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Yên Bái v.v.. Tính vị: vị cay ngọt, tính ấm. Quy kinh: vào 3 kính phế, tâm, bàng quang

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Bí Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Hạt bí đỏ là một vị thuốc quý, thường được dùng để chữa bệnh trùng hút máu, bệnh giun đũa, sắn dây, bí đại tiện, thiếu máu, suy dinh dưỡng và thiếu sữa sau khi sinh. Hạt bí để chứa nhiều vitamin, chất khoáng cùng những axit cần thiết như alanin, glycin, glutamin, có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Hạt bí đỏ được dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều carotenoid (beta-caroten, alpha-caroten, lutein) - những chất tương tự như vitamin A. Đây là những chất chống ôxy hoá mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão suy như đục thủy tinh thể, các bệnh tìm mạch và một số loại ung thư. Một số thành phần trong hạt bí đỏ: Magie: Góp phần vào việc khoáng hoá xương, cấu trúc protein, gia tăng tác động biến dưỡng của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền luồng thần kinh, tăng sức khỏe cho răng và chức năng hệ miễn dịch. Axit linoleique (omega 6): Một axit béo cần thiết mà người ta phải được cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần axit béo...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Gấc

a. Thành phần và tác dụng Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" (con ba ba gỗ). Hạt gấc dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa. Hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ. Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và đại tràng. Màng đỏ của hạt quả gấc chín có những thành phần: Nước, protein, lipit, gluxit, xơ, beta caroten. Đặc biệt thành phần vitamin A rất quan trọng trong việc đề phòng các bệnh do thiếu vitamin A, bệnh khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, cận thị, chậm lớn ở trẻ em, ung thư gan nguyên phát. Vitamin A còn tham gia vào quá trình hoạt động sinh lý trong cơ thể, tác động đến quá trình biệt hoá tế bào, sinh sản tinh trùng, phát triển bào thai, kích thích sinh trưởng, tăng sức để kháng, đáp ứng miễn dịch của cơ thể và hoạt động của các cơ quan thính giác, vị giác. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Đậu đỏ chứa rất nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là sắt và vitamin B₁₂, giúp bổ máu và có chức năng thúc đẩy vòng tuần hoàn của máu, những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt dài, mất nhiều máu nên ăn nhiều đậu đỏ, phụ nữ mang thai ăn nhiều đậu đỏ còn có tác dụng kích thích tuyến sữa. Trong 100g hạt đậu đỏ khô có chứa: đường 60,9g, protit 20,9g, chất xơ 4,8g, chất béo và khoáng chất gồm canxi, phot pho, sắt, vitamin B tổng hợp. Đậu đỏ có vị ngọt, tính ấm. Công hiệu lợi thuỷ trừ thấp (vận hành thể dịch, không bị ứ), hoà huyết bài nùng (điều hoà máu huyết, thải mủ), tiêu thũng giải độc (giải độc, chống phù), điều kinh thông nhũ (điều kinh, thông tuyến sữa), thoái vàng (da vàng biến mất). Dùng chữa trị các chứng bệnh như chân phù thũng, ung nhọt, sau khi sinh dịch âm đạo không sạch, bầu sữa không thông, vàng da do viêm gan, kiết lỵ. Đậu đỏ chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, giúp điều trị các chứng như phù do bệnh tim; thận, xơ gan cổ trướng... Đậu đỏ c...