Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

THUỐC PHƯƠNG HƯƠNG KHAI KHIẾU - XƯƠNG BỒ (Rhizoma Acori)

Dùng thân rễ phơi khô qua chế biến của các loại thạch xương bồ và thuỷ xương bồ. Dùng thân rễ của hai loại thạch xương bồ lá to - Acorus gramineus Soland. bar. macrospadiceus (A. tatarinowii Schott) Thạch xương bồ lá nhỏ - Acorus gramineus var. variegatus Hort. Thạch xương bồ lá nhỏ, dùng lá - Acorus grimineus var. pusillus Sieb, Thân rễ của cây thuỷ xương bồ - Acorus calamus L. var. angustatus Bess, Họ Ráy – Araceae.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - NGẢI TƯỢNG (Bình vôi-Radix Stephaniae rotudae)

Dùng củ của nhiều cây bình vôi Stephania rotunda Lour. Họ Tiết dê Menispermaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: tâm, can, tỳ.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - LIÊN TÂM (Embrio Nelumbinis)

Là cây mầm có mầu xanh nằm trong hạt sen. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào kinh tâm.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - LẠC TIÊN (Hồng Tiên-Herba Passitflorae)

Là cây, lá, hoa của cây lạc tiên Passiflora foetida L. Họ Lạc tiên – Passifloraceae. Tính vị: vị ngọt, tính mát. Quy kinh: vào 2 kinh tâm, can.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - VIỄN CHÍ (Radix Polygalae)

Dùng rễ bỏ lõi của cây viễn chí - Polygala tenuifola Willd (viễn chỉ lá nhỏ) P. sibirica L (viễn chí lá trứng). Họ Viễn chí Polygalaceae. Tính vị: vị đắng, cay, tính ấm. Quy kinh: vào kinh tâm và thận.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - VÔNG NEM (Hải đồng bì, Thích hồng bì-Folium Erythrinae)

Dùng lá tươi hoặc phơi khô, bỏ cuống của cây Erythrina variegata L. Họ Đậu – Fabaceae. Ngoài ra còn dùng vỏ cây, cao bỏ lớp vỏ thô bên ngoài, rửa sạch thái mỏng, phơi khô. Hạt sao thơm. Tính vị: lá và vỏ cây vị đắng, chát, tính bình. Quy kinh: vào kinh tâm.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - BÁ TỬ NHÂN (Semen Thujae orientalis)

Là hạt của cây trắc bá - Thujae orientalis (L.) Endl Biota orientalis Endl. Họ Hoàng đàn Cupressaceae. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: vào 2 kinh tâm, vị.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - TOAN TÁO NHÂN (Semen zizuphi jujubae)

Là nhân hạt táo của cây táo - Ziziphus jujuba Lamk. Họ Táo ta Rhamnaceae. Tính vị: vị chua, tính bình. Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, đởm, và tỳ.

THUỐC TRỌNG TRẤN AN THẦN - LONG CỐT (Os Draconis)

Là xương đã hoá thạch của các loại xương động vật có vú cổ đại, nếu là răng của chúng thì gọi là long xỉ. Tính vị: vì ngọt, tính bình. Quy kinh: vào 2 kinh tâm, can.

THUỐC TRỌNG TRẤN AN THẦN - CHU SA (Thần sa, đơn sa - Cinnabaris)

Là chất quặng, có thành phản là HgS, cho nên khi sử dụng không nên dùng lửa sao trực tiếp vì HgS sẽ phân tích cho Hg nguyên tố gây độc với cơ thể bệnh nhân. Trong chế biến người ta dùng phương pháp thủy phi để tạo ra dạng bột mịn. Tính vị: vị ngọt. Tính hơi hàn, có độc. Quy kinh: vào kinh tâm.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - BACH TẬT LÊ (THÍCH TẬT LÊ - Fructus Tribuli)

Dùng quả chín phơi khô, sao bỏ gai của cây thích tật lê Tribulus terrestris L. Họ tật lê Zygophyllaceae. Tính vị: vị cay, đắng. Tính ấm.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - THIÊN MA (Rhizoma Gastrodiae elatae)

Là thân rễ phơi khô của cây thiên ma - Gastrodia elata Bl. Họ Lan – Orchidaceae. Tính vị: vị cay, tính bình. Quy kinh: vào kinh can.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - BẠCH CƯƠNG TẰM (Bombyx cum Botryticatus)

Là con tằm bị bệnh do khuẩn, không thế nhả tơ được, bị chết cứng, trắng ra (do đó có tên là bạch cương tằm). Tính vị: vị mặn, cay. Tính bình, không độc. Quy kinh: vào kinh tâm, can, tỳ, phế.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - CÂU ĐẰNG (Ramulus cum uncus Uncariae)

Dùng toàn thân có móc của cây câu đằng Uncaria rhynchophylla (Mig) Jaek. Họ cà phê Rubiaceae. Tính vị: vị ngọt. Tính hơi hàn. Quy kinh: vào kinh can, tâm và tâm bào lạc.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - LINH DƯƠNG GIÁC

Là sừng con sơn dương, con dê rừng Capri cornis Suniafrensis. Họ Sừng rỗng – Bovidae. Tính vị: vị mặn, tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh tâm và can.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - THẠCH QUYẾT MINH (Concha Haliotidis - Cửu khổng)

Là vỏ khô của nhiều loại bào ngư - Haliotis. Họ Bào ngư – Haliotidae. Tính vị: vị mặn, tính bình hoặc hơi hàn. Quy kinh: vào kính can và phế.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - MẪU LỆ (Concha Ostreae)

Là vỏ xác của loài nhuyễn thể (vỏ trai) Ostrea Sp. Ví dụ: Ostrea rivularis Gould. Họ Mẫu lệ - Ostreidae. Tính vị: vị mặn, sáp. Tính hơi hàn. Quy kinh: vào các kinh can, vị, đởm, thận.

THUỐC BÌNH SUYỄN - BẠCH QUẢ (Semen Ginkgo)

Hạt già phơi hay sấy khô của cây ngân hạnh hay cây bạch quả Ginkgo biloba L. Họ Bạch quả - Ginkgoaceae. Tính vị: vị ngọt, đắng, sáp, tính bình, có độc. Quy kinh: phế, vị.

THUỐC BÌNH SUYỄN - CÀ ĐỘC DƯỢC (Mạn xà la hoa - Flos cum folium Daturae)

Dùng hoa và lá cây cà độc dược Datura metel L. Họ Cà Solanaceae có loại cây hoa trắng hoặc loại cây cuống lá tím, hoa có đốm tím. Hai loại này có mọc ở miền núi và đồng bằng; hoặc cây Datura stramonium cùng họ, cây này có mọc ở vùng núi Mường Khương - Lào Cai (hạt của nó màu đen hình thận). Tính vị: vị đắng, tính ấm, có độc (khi dùng phải thận trọng). Quy kinh: vào 2 kinh phế và vị.

THUỐC THANH PHẾ CHỈ KHÁI - CÂY MỎ QUA (Xuyên phá thạch - Herba Cudraniae)

Dùng lá, rễ hoặc vỏ rễ của cầy mỏ quạ Cudrania cochinchinensis (Lour). Họ Dâu tằm Moraceae. Tính vị: vị đắng, riêng lá có vị đắng hơi cay tê. Tính hơi mát. Quy kinh: phế, thận.